HOC TAP BAC

BÙ GIA MẬP: Kết quả 15 năm xây dựng và phát triển (01/11/2009 – 01/11/2024)

Thứ ba - 29/10/2024 03:22 898 0
Huyện Bù Gia Mập được tái lập:
Huyện Bù Gia Mập được tái lập trên cơ sở Nghị định 35/NQ-CP ngày 11/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 18 xã của huyện Phước Long, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2009. Thực hiện Nghị quyết 931/NQ-UBTVQH13 ngày 15/05/2015 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 13 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bù Gia Mập để thành lập huyện Phú Riềng. Sau khi chia tách, huyện Bù Gia Mập còn lại 8: Bình ThắngBù Gia MậpĐa KiaĐắk ƠĐức HạnhPhú NghĩaPhú VănPhước Minh với tổng diện tích tự nhiên là 106.428,15 ha.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá XI nhiệm kỳ (2015-2020) ra mắt Đại hội
Vào thời điểm được tái lập năm 2009, Bù Gia Mập là một trong những huyện hết sức khó khăn. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, thương mại dịch vụ quá nhỏ bé; cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng còn hạn chế (nhất là về giao thông, cấp điện, cấp nước và các dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng…). Đời sống Nhân dân trong huyện gặp rất nhiều khó khăn, GDP bình quân đầu người chỉ đạt 14,58 triệu đồng/người/năm. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu, chưa ngang tầm nhiệm vụ, nhất là nhân sự các phòng, ban, ngành ở huyện chủ yếu là các sinh viên mới ra trường. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 36%; huyện có 64 km đường biên giới giáp với Campuchia, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp… Đó là những trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng và phát triển của huyện.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá XII nhiệm kỳ (2020-2025) ra mắt Đại hội
Huyện Bù Gia Mập sau 15 năm tái lập, xây dựng, phát triển và hội nhập (01/11/2009 – 01/11/2024).
Sản xuất nông - Lâm nghiệp, Thủy sản: Giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản (tính theo giá hiện hành) dự kiến năm 2024 đạt 3.930 tỷ đồng, tăng tỷ lệ bình quân hàng năm từ 9,49%  so với cùng kỳ (năm 2010 đạt 1.707 tỷ đồng).
Tổng diện tích cây trồng trên địa bàn tính đến năm 2024 là 62.054,9 ha, trong đó Diện tích Cao su tăng 3,85% và sản lượng tăng 7,38%, cây Điều tăng 2,16%; sản lượng tăng 2,01 %; sản phẩm chăn nuôi chủ yếu: thịt hơi các loại tăng từ  2.474 tấn lên 7.022 tấn, tỷ lệ tăng 8,36%; thủy sản: sản lượng khai thác giảm từ 58 tấn/năm xuống còn 27 tấn/năm, tỷ lệ giảm 5,85%. So với cùng kỳ. Công tác khuyến nông,  bảo vệ thực vật, thú y được quan tâm; công tác chuyển giao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới : Tổng nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới là 1.850 tỷ đồng; đến nay toàn huyện có 06/08 xã được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới và 02/08 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; toàn huyện đạt trung bình 17,88 tiêu chí, tăng 14,63 tiêu chí so với năm 2011 (3,25 tiêu chí); công trình bê tông xi măng theo cơ chế đặc thù thực hiện trên địa bàn huyện từ năm 2020 -2024 huyện Bù Gia Mập đã đầu tư hơn 135 km đường Bê tông đặc thù, và hơn 15.802m2 sân bê tông vượt so với kế hoạch tỉnh giao.
Công tác tài nguyên và môi trường: Sau 15 thành lập huyện Bù Gia Mập đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy trên địa bàn 08 xã, trên cơ sở bản đồ địa chính chính quy đã tiến hành cấp được 10.930 GCN, tổng diện tích 12.794,31 ha.
Công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được lập và trình UBND tỉnh  phê duyệt và được UBND huyện triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định, đất đai được đưa vào sử dụng có hiệu quả, phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Các đại biểu dự kỳ họp lần thứ 9, HĐND huyện Bù Gia MậpNK (2021-2026)
 Công nghiệp, thương mại, dịch vụ: Trên địa bàn huyện Bù Gia Mập hiện có 204 doanh nghiệp đang hoạt động. phân theo ngành, lĩnh vực, ngành Công nghiệp gồm 50 đơn vị chiếm 24,53%; xây dựng 31 đơn vị chiếm 15,19%; thương mại 97 đơn vị chiếm 47,54%; ngành dịch vụ khách chiếm 26 đơn vị chiếm 12,74%. Trong đó:
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2024 ước đạt 3.270 tỷ đồng, giai đoạn 2010 - 2024 tăng bình quân mỗi năm 7,04% mỗi năm so với cùng kỳ; tốc độ tăng bình quân mỗi năm 21,71% mỗi năm so với cùng kỳ. Tỷ lệ hộ sử dụng điện giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân 1,2%, đến giai đoạn 2016-2024 tăng bình quân 0,5% so với cùng kỳ; đến năm 2024 tỷ lệ số hộ sử dụng điện đạt 98,7%, tương đương số hộ sử dụng điện trong toàn huyện là 22.672 hộ.
Đến nay, huyện Bù Gia Mập chú trọng phát triển ngành sản xuất có tính động lực, phù hợp với đặc điểm của địa phương trên cơ sở hỗ trợ ngành nông nghiệp như Công nghiệp chế biến nông sản với nhiều sản phẩm có thương hiệu, chất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước (Hạt điều và các sản phẩm từ Cao su); đồng thời huyện đã quy hoạch 03 Cụm Công nghiệp gồm, cụm Công nghiệp Phú Nghĩa II với diện tích 30ha; Phú Nghĩa III với diện tích 30ha và Đa Kia với diện tích 75ha. Các Cụm công nghiệp trên đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết và kêu gọi đầu tư.
Giá trị Thương mại – Dịch vụ ước thực hiện cả năm 2024 là 3.042 tỷ đồng, giai đoạn 2010 – 2024, tốc độ tăng trưởng tăng bình quân 15,31% mỗi năm so với cùng kỳ; mạng lưới Thương mại - Dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển nhanh, nhất là ở khu vực trung tâm các xã như: Phú Nghĩa, Đa Kia, Đăk Ơ,…đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và đời sống của nhân dân, giúp cho người tiêu dùng có điều kiện lựa chọn hàng hóa đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Toàn huyện hiện có 162 doanh nghiệp đăng ký sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động và đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách địa phương qua các năm, số xã có chợ trên địa bàn: 06 xã, đạt 75% so với toàn huyện.
Đc Lý trọng Nhân-TUV, Bí thư Huyện uỷ Bù Gia Mập nhiệm kỳ (2020-2025) đi cơ sơ thăm vườn cây sầu riêng
Vận tải hàng hóa: Năm 2024  ước đạt 107,1 nghìn tấn, luân chuyển ước đạt 8.648,7 nghìn tấn/km;  tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2024 đạt 3,37% so với cùng kỳ; vận chuyển hành khách: Năm 2024 ước đạt 240 nghìn hành khách luân chuyển ước đạt 58.297 nghìn HK/km; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2024 đạt 7,3 nghìn HK/km.
Giao thông, quy hoạch, xây dựng: Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành năm từ 2010 đạt 41,0 tỷ đồng, đến năm 2024 ước đạt 1.376 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2024 đạt 28,64%
Công tác giao thông - Vận tải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của nhân dân. Tiếp tục thực hiện hoàn thành công tác điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông nông thôn huyện Bù Gia Mập đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 và hoàn thành công tác lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 đối với các dự án đã được phê duyệt. Đẩy mạnh việc hình thành và phát triển các Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn và làm cơ sở lập quy hoạch vùng đô thị  loại V trên địa bàn huyện.
Công tác quản lý, điều hành ngân sách: Sau 15 năm thành lập, những vấn đề khó khăn bước đầu của huyện mới đã có những bước chuyển biến tích cực, tình hình kinh tế đã đi vào ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng khá, sản xuất kinh doanh tương đối phát triển, nhờ đó thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các năm qua liên tục tăng, mặc dù bên cạnh đó còn gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế. Thu mới ngân sách năm 2024 ước đạt 206 tỷ đồng, tăng 76,7% so với năm 2010; như vậy, qua 15 năm thành lập huyện, thu ngân sách tăng bình quân hàng năm là 8%.
Công tác quản lý điều hành, thu chi ngân sách trên địa bàn huyện qua các năm luôn đảm bảo theo dự toán, kế hoạch được giao; việc quản lý, giám sát và kiểm tra thu, chi ngân sách chặt chẽ và đúng quy định. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2024 đạt 1.101 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách trên địa bàn năm 2024 đạt 1.077 tỷ đồng. Nhìn chung, công tác quản lý điều hành thu - chi ngân sách trên địa bàn huyện trong kỳ luôn đảm bảo theo dự toán và kế hoạch được giao, kết quả thu phát sinh trên địa bàn huyện năm sau cao hơn năm trước và vượt trên 10% dự toán tỉnh giao.
 
Hỗ trợ người nghèo đặc biệt là các hộ nghèo ở vùng DTTS huyện Bù Gia Mập luôn là vấn đề mà các cấp, ban ngành đặt lên hàng đầu
Công tác xây dựng cơ bản:Tổng vốn đầu tư XDCB luôn chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách, năm 2010 đạt 40,81 tỷ đồng, tăng lên 42,425 tỷ đồng (năm 2015) và tăng lên 419,764 tỷ đồng (năm 2024), tăng bình quân 11,48% mỗi năm so với cùng kỳ.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại hạn chế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện còn chậm, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế hiện nay; Những khó khăn do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 vừa qua nên ảnh hưởng lớn đến kinh tế, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, cầm chừng, ngừng sản xuất hoặc phá sản, làm ảnh hưởng lớn đến mục tiêu giải quyết việc làm của huyện, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn cao, nợ thuế phát sinh tăng qua các năm.
Những kết quả đạt được trên các lĩnh vực trong 15 năm qua sẽ là tiền đề quan trọng để Đảng bộ huyện tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết đề ra; xã hội ổn định, hệ thống chính trị được củng cố và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động; đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt, tạo được niềm tin và sự phấn khởi trong xã hội

Tác giả: Nguyễn Đình Quyền

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây