HOC TAP BAC

HUYỆN BÙ GIA MẬP 10 NĂM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP (2009 - 2019)

Thứ sáu - 01/11/2024 00:41 337 0

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN BÙ GIA MẬP (2009-2024)
BGM-Ban biên tập xin giới thiệu về Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân huyện Bù Gia Mập (1954 - 2019) để ghi lại quá trình từ khi cán bộ, chiến sĩ, đồng bào trên địa bàn Bù Gia Mập thực hiện đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ (1954), trải qua các giai đoạn phát triển, đến 10 năm thành lập huyện (2009 - 2019).
Tiếp theo: Chương Bốn

Diên cách hành chính
Từ năm 1977, sau khi tỉnh Sông Bé thành lập (trên cơ sở hợp nhất ba tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long), Phước Long trở thành huyện lớn của tỉnh (gồm ba huyện: Bù Đốp, Phước Bình, Bù Đăng); sau nhiều lần điều chỉnh địa giới, đến năm 2009 Phước Long vẫn là huyện lớn với 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 19 xã (Đăk Ơ, Bù Gia Mập, Bình Thắng, Đức Hạnh, Phú Văn, Phú Nghĩa, Đa Kia, Phước Minh, Bình Tân, Bình Sơn, Long Bình, Sơn Giang, Phước Tín, Long Hưng, Bù Nho, Long Hà, Phú Riềng, Phú Trung, Long Tân), 2 thị trấn (Phước Bình, Thác Mơ).
Trụ sở UBND huyện Bù Gia Mập những ngày đầu đi vào hoạt động
Theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, từ ngày 11-8- 2009 huyện Phước Long chia cắt và thành lập mới các phường Long Phước, phường Phước Bình trên cơ sở thị trấn Phước Bình, - 135 - phường Long Thủy, phường Thác Mơ từ thị trấn Thác Mơ, xã Sơn Giang lên phường, với hai xã Long Giang, Phước Tín để thành lập thị xã Phước Long. 18 đơn vị hành chính còn lại tái thành lập huyện Bù Gia Mập(1), với các xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập, Bình Thắng, Đức Hạnh, Phú Văn, Phú Nghĩa, Đa Kia, Phước Minh, Bình Tân, Bình Sơn, Long Bình, Phước Tân, Long Hưng, Bù Nho, Long Hà, Phú Riềng, Phú Trung, Long Tân.
 Địa giới hành chính huyện Bù Gia Mập:
 - Phía Đông giáp huyện Tuy Đức (Đăk Nông) và huyện Bù Đăng Bình Phước);
- Phía Tây giáp các huyện Hớn Quản, Lộc Ninh, huyện Bù Đốp (Bình Phước);
- Phía Nam giáp huyện Đồng Phú (Bình Phước);
 - Phía Bắc là biên giới Việt Nam - Campuchia (giáp huyện Ô Răng, tỉnh Munđunkiri, Vương quốc Campuchia).
Ngày 15-5-2015, theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bù Gia Mập, có 10 xã tách ra để thành lập mới huyện Phú Riềng và 8 xã ở lại với huyện Bù Gia Mập mới(2). Các đơn vị hành chính của huyện Bù Gia Mập (theo thứ tự thành lập) gồm:
- Xã Đăk Ơ (thành lập năm 1976)
- Xã Đa Kia (thành lập năm 1976)
- Xã Đức Hạnh (thành lập năm 1976) 1
- Xã Bình Thắng (thành lập năm 1980)
 - Xã Bù Gia Mập (thành lập năm 1997)
- Xã Phú Nghĩa (thành lập năm 2002)
- Xã Phú Văn (thành lập năm 2007)
- Xã Phước Minh (thành lập năm 2008).
Một góc Trung tâm hành chính huyện Bù Gia Mập
Huyện Bù Gia Mập chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-11-2009. Trước hết là nhanh chóng sắp xếp tổ chức bộ máy lãnh đạo chính quyền và Đảng bộ.
Ngày 22-10-2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước ban hành Quyết định số 1087-QĐ/TU về việc “thành lập Đảng bộ và chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ lâm thời Đảng bộ huyện Bù Gia Mập” gồm 36 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 11 đồng chí; đồng chí Dương Văn Dũng được chỉ định giữ chức Bí thư Huyện ủy, các đồng chí Trần Văn Lân, Trần Quang Ty giữ chức Phó Bí thư.
Bộ máy chính quyền từ huyện đến xã được kiện toàn theo hướng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Tổ chức bộ máy các phòng, ban cấp huyện đã được sắp xếp lại theo tinh thần Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Việc sắp xếp, điều động, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo một số cơ quan được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định.
Bù Gia Mập từ đó trở thành huyện biên giới với hai xã biên giới chiều dài trên 65 km; đây cũng là huyện có nhiều đồng bào dân tộc ít người với 32 thành phần dân tộc anh em chiếm hơn 34% dân số, trong đó đông nhất là người S’tiêng. Huyện thuần nông với nền kinh tế sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80%; địa bàn rộng, dân di cư không ngừng tăng, các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để âm mưu hoạt động chống phá quyết liệt.
 Cơ sở hạ tầng, xuất - 137 - phát điểm về kinh tế của huyện thấp; kinh tế phụ thuộc nhiều về yếu tố thị trường và thời tiết. Huyện ủy Bù Gia Mập và Ủy ban nhân dân huyện nhanh chóng củng cố xây dựng bộ máy ổn định tổ chức, đội ngũ cán bộ, hành chính và quy hoạch; những kinh nghiệm trong các nhiệm kỳ từ sau giải phóng đến nay, nhất là từ khi trở thành đơn vị hành chính độc lập cấp huyện, cho phép Bù Gia Mập giữ vững định hướng phát triển, đề ra quyết sách và những biện pháp khả thi cao nhất, đưa huyện đi lên trong vị thế mới.
1.Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ: Về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Chơn Thành, huyện Bình Long, huyện Phước Long; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Long, huyện Phước Long để thành lập thị xã Bình Long, thị xã Phước Long; thành lập các phường trực thuộc thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. 2. Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH ngày 15-5-2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bù Gia Mập để thành lập mới huyện Phú Riềng.
 

Tác giả: ĐQ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây