HOC TAP BAC

Huyện Bù Gia Mập: Tổng dư nợ đến 31/8/2024 là 498 tỷ 678 triệu đồng

Thứ tư - 28/08/2024 03:21 923 0
Vốn tín dụng CSXH đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, trong những năm qua đã góp phần giúp hàng trăm lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là những hộ đồng bào DTTS có thêm sinh kế, tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và hạn chế các tệ nạn xã hội trong vùng đồng bào, vùng sâu vùng khó khăn, giúp cho 2.918 lượt khách hàng hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, giúp 855 hộ thoát nghèo được vay vốn, tạo việc làm cho 468 lao động, 821 học sinh sinh viên con hộ nghèo, cận nghèo, hộ có khó khăn về tài chính có điều kiện theo học tại các trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ “không để một học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì không có tiền nộp học”, xây dựng 5.520 công trình nước sạch, 5.520 công trình vệ sinh góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, sức khỏe cho người dân, hỗ trợ 113 hộ nghèo làm nhà ở, 23 hộ vay để mua, xây nhà ở xã hội.
Qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ khi thành lập Phòng giao dịch năm 2013 đến nay từ 11,46% xuống 2,03% và đóng góp tích cực cùng với chính quyền huyện Bù Gia Mập nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nhân dân góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Hội nghị giao ban định kỳ nhằm đánh giá kết quả hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) 6 tháng đầu năm và đưa ra phương hướng nhiệm vụ thực hiện trong những tháng cuối năm 2024
Trong 8 tháng đầu năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bù Gia Mập, Tỉnh Bình Phước đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Tổng Giám đốc, NHCSXH tỉnh chủ động tham mưu cho UBND huyện, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện triển khai các mặt hoạt động của NHCSXH trên địa bàn:
Tiếp tục tích cực tham mưu thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách. Trong đó, Năm 2024 ngân sách địa phương đã chuyển bổ sung nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn là 2 tỷ 472 triệu đồng số dư đến nay là 14 tỷ 633 triệu đồng.
Tham mưu phân bổ kịp thời nguồn vốn được Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh giao đảm bảo phù hợp với đặc thù của từng địa phương, ưu tiên vốn cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng số vốn được giao tăng là 56 tỷ 993 triệu đồng.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm của địa phương, cơ quan, đơn vị: Tổng nguồn vốn ước đến 31/8/2024 là 501 tỷ 285 triệu đồng, tăng 56 tỷ 993 triệu đồng so với đầu năm, nguồn vốn tăng trưởng đạt 12,82%. (Trong đó: Nguồn vốn Trung ương: 483 tỷ 909 triệu đồng; Nguồn vốn địa phương: 17 tỷ 376 triệu đồng, tăng 3 tỷ 472 triệu đồng so với đầu năm)
Đc Đoàn Văn Thảo – Phó Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện đã chủ trì cuộc họp đánh giá công tác hoạt động, kiểm tra, giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện 06 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới
Sử dụng vốn: Doanh số cho vay là 114 tỷ164 triệu đồng; Doanh số thu nợ là 59 tỷ 619 triệu đồng; Tổng dư nợ đến 31/8/2024 là 498 tỷ 678 triệu đồng, tăng 54 tỷ 545 triệu đồng so với đầu năm, đạt 95,7% kế hoạch giao, với 9.328 khách hàng còn dư nợ. Tăng trưởng dư nợ tập trung ở các chương trình tín dụng như: Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (tăng 5 tỷ 245 triệu đồng); Cho vay hộ mới thoát nghèo (tăng 14 tỷ 995 triệu đồng); Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (20 tỷ 898 triệu đồng); Hộ cận nghèo (tăng 7 tỷ 740 triệu đồng); Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (tăng 4 tỷ 717 triệu đồng); Thương nhân vùng khó khăn (tăng 571 triệu đồng); Đối với người chấp hành xong án phạt tù (tăng 500 triệu đồng); Hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm (tăng 352 triệu đồng).
Dư nợ bình quân cấp xã đạt 62 tỷ 335 triệu đồng/xã, tăng 6 tỷ 818 triệu đồng so với đầu năm; dư nợ bình quân Tổ TK&VV đạt 2 tỷ 866 triệu đồng/Tổ, tăng 284 triệu đồng so với đầu năm; dư nợ bình quân hộ đạt 53,46 triệu đồng/hộ
Công đoàn cơ sở Ngân hàng Cính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bình Phước  về việc triển khai tổ chức
“Bữa cơm công đoàn” năm 2024 
Chất lượng tín dụng:  Tổng dư nợ quá hạn và nợ khoanh đến 31/8/2024 là 947 triệu đồng, trong đó dư nợ quá hạn là 254 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,05%, giảm 27 triệu đồng so với đầu năm, nợ khoanh 693 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,13%.
Công tác huy động tiền gửi:Đến ngày 31/8/2024 số dư là nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất60 tỷ 602 triệu đồng, tăng 19 tỷ 371 triệu đồng so với đầu năm. Trong đó: Tiền gửi của tổ chức, cá nhân là 26 tỷ 404 triệu đồng, tăng 10 tỷ 082 triệu đồng so với đầu năm; Nhận tiền gửi thông qua tổ viên tổ TK&VV là 34 tỷ 198 triệu đồng, tăng 9 tỷ 289 triệu đồng so với đầu năm.
Phối hợp các Hội đoàn thể nhận uỷ thác trong việc triển khai chương trình tín dụng trên địa bàn: Tổ chức CT-XH nhận ủy thác các cấp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; giải ngân nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng; đôn đốc thu hồi nợ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các bên cũng như hiệu quả triển khai tín dụng chính sách trên địa bàn.
Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Thực hiện đánh giá, phân loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV theo  văn bản 3986/NHCS-TDNN. Chất lượng hoạt động của tổ TK&VV ngày càng được kiện toàn và nâng cao về chất lượng, tổng số tổ TK&VV của huyện là 174 tổ, Tổng số tổ TK&VV của huyện là 174 tổ trong đó 169 tổ đạt loại tốt chiếm 97,14%, 3 tổ đạt loại khá chiếm 1,72%, 02 tổ xếp loại trung bình chiếm 1,14%, không có tổ yếu kém.
Công tác củng cố nâng cao chất lượng tín dụng: Kết quả thực hiện củng cố nâng cao chất lượng tín dụng: Có 07/08 xã không có nợ quá hạn chiếm 87,5%,01 đơn vị cấp (Đak Ơ) có tỷ lệ nợ quá hạn 0,43% ; Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn 99,02%/ tổng nợ đến hạn; tỷ lệ thu lãi: 100%/ tổng lãi phải thu; Chất lượng hoạt động giao dịch xã 86,17 điểm; Chất lượng hoạt động của tổ TK&VV 95,29 điểm; Chất lượng hoạt động tín dụng tại xã 8/8 xã xếp loại tốt.
 Chị Điểu Thị Nga Rít ở thôn 3, xã Đắk Ơ là hộ nghèo, nhờ được tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ đến nay kinh tế gia đình chị đã ổn định
Công tác rà soát hộ vay bỏ đi khỏi địa phương theo văn bản 7399: Phòng giao dịch đã tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, Hội đoàn thể nhận ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV rà soát và phối hợp xử lý thu hồi đối với những hộ vay vốn bỏ đi khỏi nơi cư trú, đến ngày 31/8/2024 còn 27 hộ với dư nợ gốc và lãi là 781,4 triệu đồng.
Kết quả kiểm tra giám sát: Đến 31/8/2024, thành viên Ban đại diện các cấp đã thực hiện kiểm tra, giám sát hoàn thành 100% theo kế hoạch. Trong đó, có 10/10 thành viên cấp huyện (hoàn thành 100% kế hoạch) kiểm tra, giám sát được 8 lượt cấp xã, 32 lượt hội đoàn thể và 58 lượt tổ TK&VV, với 454 hộ vay; 100% thành viên là Chủ tịch UBND cấp xã kiểm tra, giám sát tại 8/8 xã hàng quý.
Từ nguồn vốn hỗ trợ, người dân lựa chọn hình thức phát triển kinh tế phù hợp điều kiện gia đình

Tác giả: Nguyễn Đình Quyền

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây