HOC TAP BAC

HUYỆN BÙ GIA MẬP: Kết quả 05 năm về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa.

Thứ hai - 22/07/2024 04:41 789 0
BGM-Là huyện biên giới, hơn 80% dân số phát triển kinh tế từ nông nghiệp, do đó, Đảng bộ huyện Bù Gia Mập luôn xác định đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm tạo đột phá cho ngành nông nghiệp địa phương là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt.
Quá trình triển khai cũng như đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào đời sống, sản xuất trên địa bàn huyện Bù Gia Mập thời gian qua đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong huyện về vai trò, tầm quan trọng của KH&CN nâng lên rõ rệt. Huyện ủy đã ban hành các chương trình hành động, kế hoạch để chỉ đạo thực hiện.
Đồng chí Lý Trọng Nhân, Bí thư Huyện ủy thăm vườn sầu riêng của xã viên HTX Nông – Lâm nghiệp – Dịch vụ Phương Nghĩa
Kế hoạch số 206-KH/TU ngày 13/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Huyện ủy Bù Gia Mập đã ban hành Kế hoạch số 126-KH/HU, ngày 24/12/2019 về thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện với mục tiêu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng giống mới, kỹ thuật mới trong sản xuất, chăn nuôi giúp người dân từng bước thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra sản phẩm đặc trưng của từng vùng; huyện Bù Gia Mập đã triển khai xây dựng các mô hình, cụ thể như sau:
Thành viên Hợp tác xã bưởi da xanh Đa Kia thu hoạch sản phẩm
Qua 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ đã có một số chuyển biến rõ nét. Trong giai đoạn (2020-2024) huyện đã tổ chức được 204 lớp tập huấn chuyển giao KHKT về cây trồng và vật nuôi cho nhân dân trên địa bàn với số lượng trung bình 45-50 người/lớp; Cấp phát tài liệu được 5.630 bộ về cây trồng và vật nuôi cho nông dân tham khảo, nghiên cứu nhằm giúp người dân có thể tự áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Khảo sát và lắp đặt 03 mô hình tưới nước nhỏ giọt cho 03 hộ với diện tích 3ha với tổng số tiền 100 triệu đồng tại xã Đắk Ơ; Lắp đặt 02 bẫy đèn tại xã Phú Nghĩa và Bình Thắng để phục vụ công tác theo dõi sâu hại; Thực hiện 02 dự án: “Xây dựng mô hình kiểm chứng hiệu quả của việc sử dụng trái điều ủ gốc cho cây tiêu để chống hạn và phòng ngừa sâu bệnh tại xã Phước Minh”; Dự án “Phát triển nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm nông sản như: sầu riêng, mít tại HTX Phương Nghĩa - xã Đăk Ơ, HTX Bưởi da xanh Đa Kia”.
Đồng chí Lý Trọng Nhân, Bí thư Huyện ủy thăm vườn mít ruột đỏ của xã viên HTX hữu cơ Đăk Ơ
Sau khi được tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng Bưởi da xanh theo quy trình VietGAP, các thành viên HTX Bưởi Da xanh Đa Kia đã tiếp nhận quy trình và ứng dụng thực tiễn để chăm sóc vườn cây tại thôn Bình Hà 2, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm Bưởi da xanh của HTX Bưởi da xanh Đa Kia được đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, có đơn vị ký hợp đồng thu mua lâu dài.
Về sản phẩm Sầu riêng tại HTX Nông Lâm nghiệp Dịch vụ Phương Nghĩa, huyện Bù Gia Mập đã được cấp mã số vùng trồng đợt 1 tại tỉnh Bình Phước (đợt 1 tỉnh Bình Phước được cấp 5 mã), sản phẩm Sầu riêng của HTX được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Sản phẩm của HTX cũng đã được UBND tỉnh Bình Phước cấp Giấy chứng nhận “Sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2022”.
Như vậy, việc áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất theo Tiêu chuẩn VietGAP đã hỗ trợ cho các loại trái cây của các HTX có chất lượng tốt hơn, được công nhận là sản phẩm tiêu biểu của địa phương và đạt chất lượng xuất khẩu; Thực hiện 44 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc và các hộ khó khăn là thành viên của Hợp tác xã.
Trên toàn huyện đã thành lập được 18 HTX và 20 THT hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp. Hoạt động của các HTX, THT tập trung chủ yếu sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ các thành viên HTX, THT nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và đảm bảo cuộc sống.
Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước Đặng Dương Minh Hoàng (huyện Bù Gia Mập) tập huấn kỹ thuật phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái.
Hiện nay tại các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn đã sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm thông minh, đây là một hệ thống tưới nước sử dụng các công nghệ tiên tiến để kiểm soát việc tưới nước cho cây trồng. Hệ thống này được sử dụng để tiết kiệm nước, tăng năng suất và giảm chi phí.
Người dân đã sử dụng rộng rãi phân bón nano giúp tăng cường hiệu quả sử dụng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó còn cải thiện khả năng chống lại sâu bệnh của cây trồng; Sử dụng rộng rãi công nghệ biogas, công nghệ đệm lót sinh học và các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường; Ứng dụng CNSH trong sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất như phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, xử lý các phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ vi sinh.
Trong thời gian qua các cơ quan, ban ngành đoàn thể các cấp có sự phối hợp tốt trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn về tầm quan trọng của việc phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Xác định công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức và người dân là một nhiệm vụ quan trọng. Các ban ngành trong huyện đã kịp thời tuyên truyền, phổ biến nội dung Kế hoạch số 206-KH/TU ngày 13/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tuyên truyền về vai trò khoa học và công nghệ trong đời sống sản xuất, kinh doanh; làm thay đổi cơ cấu sản xuất, làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, nhiều lĩnh vực mới. Thay đổi sản xuất theo hướng tăng năng suất và hiệu quả.
Trong những năm gần đây nhiều Nghị quyết của Đảng bộ huyện về ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ được triển khai rộng khắp trong cả hệ thống chính trị và bước đầu đã đạt được một số thành tựu cơ bản trong việc chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong đời sống nhân dân. Cụ thể, nhiệm kỳ (2015 – 2020), Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU, ngày 28/4/2016 về thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, sức sáng tạo của nhân dân đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; nhiệm kỳ (2020 – 2025), Huyện ủy tiếp tục ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 26/01/2021 về đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn (2020-2025).
Sau 05 năm thực hiện Nghị quyết, toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ hơn về vai trò của khoa học công nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Năng suất, chất lượng sản phẩm tăng lên rõ rệt, đời sống người dân được nâng cao.
 Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập NGUYỄN XUÂN HOAN
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo tinh thần Nghị quyết số 03, nông dân Bù Gia Mập đã từng bước thay đổi tư duy sản xuất từ canh tác nhỏ lẻ, manh mún sang phát triển kinh tế tập thể như HTX, tổ hợp tác, câu lạc bộ... tạo được một số cánh đồng mẫu lớn, hình thành một số vùng trồng chuyên canh. Từ trồng trọt, chăn nuôi theo hướng truyền thống sang canh tác, chăn nuôi áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc triển khai Nghị quyết số 03 đã và đang mang lại gam màu tươi sáng cho bức tranh nông nghiệp huyện với những kết quả tích cực:
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, còn những hạn chế, tồn tại như sau:
Một số cơ quan, đơn vị chưa làm tốt khâu tuyên truyền, phối hợp và thực hiện Nghị quyết, các ứng dụng khoa học công nghệ được áp dụng vào đời sống, sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, việc đầu tư các mô hình trình diễn có quy mô còn nhỏ nên chưa có bước đột phá lớn trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Thiếu nhân lực có trình độ trong quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, chỉ dừng lại ở khâu quản lý nhà nước; kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ còn hạn chế, sức cạnh tranh của sản phẩm của địa phương chưa cao, giá cả thị trường không ổn định và ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết trong trồng trọt và chăn nuôi; Năng lực ứng dụng, sáng tạo công nghệ mới còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực KH&CN còn thiếu, kinh phí cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm còn gặp nghiều khó khăn; Chưa quy hoạch được khu công nghiệp sinh học, chế biến nông sản, thực phẩm nhằm tạo ra sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế của huyện nhà; Đội ngũ cán bộ chuyên trách về lĩnh vực khoa học và công nghệ còn mỏng, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế từ đó dẫn tới việc quản lý còn gạp nhiều khó khăn.
Hệ thống tưới nước tự động của Hợp tác xã nông - lâm nghiệp - dịch vụ Phương Nghĩa

Tác giả: ĐQ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây