Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng phước Long (06/01/1975-06/01/2025); Huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước thành lập và hoạt động từ ngày 1-11-2009 gồm 18 xã. Tháng 8-2015, Bù Gia Mập chia tách để thành lập huyện Phú Riềng. Từ đó đến nay, huyện Bù Gia Mập có 8 xã, dân số 85 ngàn người, trong đó hơn 36% hộ là đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ nửa cuối năm 1968, quân Mỹ và quân Sài Gòn ra sức phản kích từ các đô thị ra vùng ngoại vi, thực hiện bình định cấp tốc và bình định đặc biệt các vùng nông thôn, mở rộng địa bàn chiếm đóng từ các đô thị, vùng ven đô ra các vị trí chiến lược ở các địa phương vùng nông thôn và rừng núi… Từ đầu năm 1969, Mỹ lại thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh với biện pháp bình định nông thôn, sử dụng nhiều âm mưu thủ đoạn mới rất thâm độc và xảo quyệt, khiến cho chiến tranh ngày càng ác liệt và phức tạp.
Du kích S'tiêng Bù Gia Mập cắm chông giữ sóc. Ảnh Duy Hiền
Bài 4: Bám trụ chống càn, bảo vệ và củng cố vùng giải phóng, góp phần giải phóng miền Nam (1969 - 1975) .
Tiếp theo phần còn lại…
Sau Hiệp định Paris, tỉnh lỵ Phước Long và thị trấn Phước Bình hợp lại thành huyện Phước Long với tổng dân số khoảng 23.000 người(1); trong khi đó K Bù Gia Mập được tăng cường thực lực cả chính trị và vũ trang địa phương. Đến cuối tháng 3-1973 toàn K Bù Gia Mập và huyện Phước Long có 3 chi bộ với 9 đảng viên mật, 10 chi đoàn thanh niên với 68 đoàn viên, 8 tổ nông hội với 61 hội viên, 25 tổ phụ nữ với 468 hội viên, 60 tổ vần công với 699 người, du kích có 63 người, du kích ấp có 200 người, du kích mật có 48 người, bộ đội địa phương tại đây có một đại đội và 2 tiểu đội với 89 người…, trong đó có nhiều đồng bào người dân tộc ở các buôn sóc S’tiêng tham gia.
Chủ trương của Tỉnh ủy đối với vùng căn cứ giải phóng là: “khẩn trương xây dựng vùng căn cứ giải phóng về các mặt chính trị, kinh tế, quốc phòng và văn hóa, xã hội, khẩn trương xây dựng phát triển thực lực tại chỗ làm thay đổi tương quan có lợi cho ta, từng bước đánh bại âm mưu phá hoại hiệp định, giữ vững hòa bình, sẵn sàng đánh bại địch nếu chúng liều lĩnh ngoan cố gây chiến trở lại”(2).
Theo đó, việc tăng gia sản xuất, mở rộng diện tích trồng tỉa vùng căn cứ được các cấp ủy chú trọng, hoạt động thu mua, tích trữ lương thực thực phẩm, vật dụng diễn ra khá hiệu quả… Phấn khởi trước thắng lợi to lớn của cách mạng, nhân dân các xã ấp cũng tích cực tham gia các hoạt động kháng chiến như đào hầm hố tránh bom pháo, tham gia du kích, đi dân công, sẵn sàng chiến đấu phục vụ chiến đấu. Đến cuối năm 1974, tinh thần và khí thế cách mạng càng dấy lên mạnh mẽ, nhiều hoạt động tạo thế tạo lực diễn ra khẩn trương trên toàn chiến trường, khắp vùng căn cứ Bù Gia Mập cùng với nhiều bàn đạp cách mạng 1.
Ban Chấp hành huyện Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Phước Long - tỉnh Bình Phước, Truyền thống Cấp ủy Đảng bộ Phước Long 1960 - 2000, Sđd, tr. 89. 2. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ấn hành năm 2000, tr. 340. - 49
Trên dọc tuyến Đường 14 - Phước Long sôi nổi phong trào của quân dân ra sức chuẩn bị cho chiến dịch mùa khô 1974 - 1975 đã được mở ra. Đêm 12 rạng ngày 13-12-1974, lực lượng vũ trang tỉnh gồm Tiểu đoàn 208, các đơn vị đặc công U11 và U13 đồng loạt nổ súng tiêu diệt chi khu “Bù Đốp lưu vong” của địch. Ngày 14-12-1974, các đơn vị chủ lực cùng với lực lượng địa phương tiến công giải phóng chi khu quân sự Đức Phong. Tiếp đó là hoạt động khống chế đường 14 đoạn từ Đức Phong đến yếu khu Bù Na, tiến công uy hiếp Đồng Xoài.
Ngày 22-12-1974, giải phóng hàng loạt vị trí địch chiếm đóng ở Thác Mơ, Phước Quả, Phước Tín, Phước Lộc… Ngày 26-12-1974, nổ súng tiến công và giải phóng chi khu quân sự Đôn Luân (Đồng Xoài), đồng thời bao vây cô lập tiểu khu Phước Long. Địch lập tuyến phòng thủ “kiềng ba chân” ở Phước Long, núi Bà Rá và chi khu Phước Bình.
Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền hạ quyết tâm giải phóng toàn bộ tỉnh Phước Long với trận pháo dồn dập bắn vào chi khu quân sự Phước Bình, sân bay Phước Bình và núi Bà Rá ngày 31-12-1974. Trưa ngày 31-12-1975 tấn công và giải phóng chi khu Phước Bình; chiều 31-12-1975 tập kích đánh chiếm núi Bà Rá. Từ ngày 1 đến 3-1-1975, quân Giải phóng phối hợp tiến công, phá vỡ các tuyến phòng thủ của địch, đột nhập vào thị xã Phước Long, bộ đội chủ lực có xe tăng tăng cường đánh chiếm các mục tiêu: dinh tỉnh trưởng, tiểu khu mới, tiểu khu cũ, tòa hành chính và nhiều khu vực trong thị xã Phước Long; lúc 9 giờ sáng ngày 6-1, lá cờ chiến thắng của quân Giải phóng tung bay trên cột cờ trước “Dinh tỉnh trưởng”. Đến 19 giờ ngày 6-1-1975, thị xã Phước Long được hoàn toàn giải phóng. Mất Phước Long, cả Mỹ và chính quyền Sài Gòn bàng hoàng, không những chúng không thể tái chiếm, mà còn bộc lộ khả năng yếu kém của quân đội Sài Gòn và Mỹ không thể can thiệp - 50 - lại vào miền Nam Việt Nam.
Tỉnh đầu tiên của miền Nam được hoàn toàn giải phóng, vì thế có ý nghĩa là “Đòn trinh sát chiến lược”, là cơ sở để Bộ Chính trị xây dựng quyết tâm chiến lược Giải phóng miền Nam. Phối hợp với bộ đội chủ lực Quân đoàn 4 trong chiến dịch giải phóng Phước Long, Đại đội 568 Bù Gia Mập cùng với dân quân du kích và đội công tác các xã, huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng đẩy mạnh tiến công 25 đồn bót địch trên tuyến án ngữ, hỗ trợ nhân dân nổi dậy diệt ác, phá kềm, xóa bỏ bộ máy tề, truy bắt tàn binh địch, phát loa kêu gọi 3 trung đội, 8 toán phòng vệ dân sự giao nộp vũ khí trở về gia đình.
Các đội dân quân tiếp tế lương thực thực phẩm, đạn dược, thuốc quân y bảo đảm kịp thời đầy đủ cho bộ đội chủ lực và chuyển tải thương binh về tuyến sau. Đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hoạt động bám trụ trên vùng căn cứ Bù Gia Mập từ đây càng tích cực tham gia các hoạt động của quân, dân toàn tỉnh, góp sức lực vào cuộc giải phóng hoàn toàn quê hương.
Từ tháng 3-1975, các chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và duyên hải miền Trung liên tiếp diễn ra và giành thắng lợi dồn dập, tạo thời cơ chiến lược cho quân dân nêu cao quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tháng 4-1975 chiến dịch giải phóng Sài Gòn bước vào chuẩn bị; ngày 14-4-1975 chiến dịch được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Cùng với lực lượng vận tải chiến lược, các quân đoàn vào chiến dịch Hồ Chí Minh có kết hợp với lực lượng tại chỗ các tỉnh và huyện để bảo đảm yêu cầu vận chuyển vật chất và cơ động bộ đội.
Nhiều tuyến vận tải bảo đảm cho các hướng tiến công vào Sài Gòn được hình thành, trong đó tuyến vận tải từ Bù Gia Mập cùng với Lộc Ninh, Đồng Xoài đi Bến Cầu tới các cụm thuộc Đoàn 210 đảm bảo cho hướng Bắc; bộ đội hậu cần và nhân dân địa phương Bù Gia Mập được huy động toàn bộ khả năng phương tiện, lực lượng kết hợp vận tải bộ với vận tải thủy, vận tải du kích bí mật với cải trang để vận tải đường công khai hợp pháp cho chiến dịch xuân 1975.
Để tăng sức cơ động cho các lực lượng, việc xây dựng đường ống xăng dầu được chú trọng đặc biệt, đến tháng 3-1975, tuyến đường ống xăng dầu từ hậu phương miền Bắc vào đến Lộc Ninh. Trạm xăng dầu VK96 ở Bù Gia Mập cùng với các trạm VK94 ở Lộc Tấn và VK98 ở Lộc Ninh xây dựng những bồn chứa bằng thép, mỗi bồn có sức chứa 250.000 lít; góp phần tăng lượng xăng dầu dự trữ cho chiến dịch đạt con số hơn 50 triệu lít. Việc quét sạch địch và giải phóng hoàn toàn 6 tỉnh Tây Nguyên, sau đó truy đuổi địch và giải phóng các tỉnh duyên hải miền Trung từ Huế - Đà Nẵng đến Khánh Hòa, làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng, hình thành thế áp đảo chiến lược cho quân dân Việt Nam chuyển nhanh cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Hội nghị Bộ Chính trị ngày 31-3-1975 xác định “Từ giờ phút này trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu”. Cả nước ra trận, hậu phương dốc toàn lực ra tiền tuyến, Tây Nguyên và miền Trung Trung Bộ vừa được giải phóng, cũng góp sức cùng Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ bước vào chuẩn bị trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của cuộc kháng chiến.
Lúc 17 giờ ngày 26-4-1975, cuộc tổng công kích đánh chiếm Sài Gòn bắt đầu; ngày 29-4-1975, tổng công kích trên toàn mặt trận; chính quyền và quân đội Sài Gòn không thể tử thủ và buộc phải đầu hàng không điều kiện. Lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Tổng thống chính quyền Sài Gòn (nay là Hội trường Thống nhất), toàn bộ Sài Gòn - Gia Định được giải phóng, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, các tỉnh còn lại ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ đẩy mạnh tiến công và nổi dậy, lật đổ chính quyền địch, giành chính quyền về tay nhân dân.
Quân và dân Bù Gia Mập cùng toàn tỉnh, toàn miền và cả nước hát vang khúc khải hoàn “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tổ quốc thống nhất, non sông thu về một mối, Nam - Bắc sum họp một nhà, lịch sử bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ cả nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.