Bài 2:Tiếp theo
Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng phước Long (06/01/1975-06/01/2025); Bù Gia Mập Trước năm 2009, địa bàn huyện Bù Gia Mập ngày nay là một phần huyện Phước Long cũ. Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP. Theo đó, chia huyện Phước Long thành 2 đơn vị hành chính: thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập. Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng, có vị trí chiếm lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trải qua 21 năm gian khổ hy sinh; Bù Gia Mập từ địa bàn chiến lược ở biên giới trở thành địa bàn của chiến trường Phước Long, từ năm 1965 trở đi đã hình thành vùng giải phóng, dần dần xây dựng thành khu căn cứ, hậu phương tại chỗ của chiến trường Bình Phước - miền Đông Nam Bộ. Từ địa bàn K4 những năm đầu thập niên 60, chuyển thành K14, rồi K28 Bù Gia Mập năm 1972, toàn vùng Bù Gia Mập suốt mấy chục năm chiến tranh kiên cường chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giành và giữ vững vùng giải phóng, bảo vệ căn cứ hành lang vận chuyển chiến lược ở phía Bắc - Tây Bắc của chiến trường Phước Long.
Bám trụ chống càn, bảo vệ và củng cố vùng giải phóng, góp phần giải phóng miền Nam (1969 - 1975)
Từ nửa cuối năm 1968, quân Mỹ và quân Sài Gòn ra sức phản kích từ các đô thị ra vùng ngoại vi, thực hiện bình định cấp tốc và bình định đặc biệt các vùng nông thôn, mở rộng địa bàn chiếm đóng từ các đô thị, vùng ven đô ra các vị trí chiến lược ở các địa phương vùng nông thôn và rừng núi… Từ đầu năm 1969, Mỹ lại thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh với biện pháp bình định nông thôn, sử dụng nhiều âm mưu thủ đoạn mới rất thâm độc và xảo quyệt, khiến cho chiến tranh ngày càng ác liệt và phức tạp.
Miền Đông Nam Bộ nói chung, Phước Long nói riêng nhanh chóng trở thành chiến trường nóng bỏng. Toàn bộ các căn cứ phía Bắc Phước Long - trong đó có địa bàn Bù Gia Mập trở thành mục tiêu của những đợt đánh phá ác liệt; máy bay rải bom, chất độc hóa học tàn phá hoa màu, đặc biệt là máy bay B52 liên tục rải thảm hàng ngàn tấn bom xuống vùng căn cứ và những cuộc hành quân càn quét, địch muốn chiếm lại các vị trí, nhất là sân bay dã chiến ở Bù Gia Mập.
Nhà đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bù Gia Mập trước 1975,ảnh tư liệu
Lực lượng cách mạng bị tổn thất, nhiều nơi mất đất mất dân, vùng giải phóng bị thu hẹp. Bom, pháo, chất độc hóa học dày đặc, địch hành quân càn quét triền miên, tất cả gây cho quân và dân trên tất cả các địa phương nhiều tổn thất cả về lực lượng, tính mạng và tinh thần. Cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vùng giải phóng và vùng tranh chấp bị đảo lộn, đồng bào gặp muôn vàn khó khăn thiếu thốn và chịu nhiều thương vong; một số cơ sở nòng cốt cách mạng bị tan vỡ…
Tình hình cách mạng nhiều nơi tưởng như trở lại thời kỳ đen tối khó vượt qua. Nhưng trong thử thách hiểm nghèo đã bật sáng những phương cách để tồn tại và vượt lên. Trong gian khó ác liệt, tình quân dân chia sẻ cưu mang giúp đỡ lẫn nhau được thể hiện rõ hơn. Du kích, bộ đội, cán bộ và đồng bào cùng đào củ rừng, lá nhíp, rau rừng trở thành thực phẩm cứu sống và thắm tình anh nuôi.
Cuối năm 1969, Đảng bộ tỉnh Phước Long tiến hành Đại hội đề ra những chủ trương phù hợp với tình hình cách mạng đang có nhiều khó khăn phức tạp; đặc biệt là thực hiện chủ trương của Khu ủy Khu 10 “Đánh địch để tồn tại. Tồn tại để xây dựng lực lượng cách mạng trong quần chúng”.
Nhà đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bù Gia Mập trước 1975,ảnh tư liệu
Những năm 1970 - 1971, các đội, mũi công tác hoạt động sâu rộng vào các vùng tranh chấp, kết hợp với du kích xã ấp và bộ đội tận dụng mọi diễn biến tình hình mới để mở mảng, mở vùng. Nhất là sau đảo chính ở Campuchia, quân Sài Gòn sang hỗ trợ cho quân Phnôm Pênh và việc đánh phá vùng biên giới Việt Nam - Campuchia càng ác liệt; các xã Bù Gia Mập gặp nhiều khó khăn về hậu cần, nhưng thuận lợi trong việc tuyên truyền về sự phát triển của cách mạng Campuchia và các lực lượng tay sai của Mỹ từ Nam Việt Nam đến Phnôm Pênh đều bị sa lầy ở đó. Du kích các xã vùng căn cứ tích cực bám giữ địa bàn với nhiệm vụ làm tiêu hao sinh lực địch cả về tinh thần và lực lượng của chúng.
Trong thời gian này Khu 6 tăng cường hỗ trợ tỉnh Phước Long Tiểu đoàn 840 để phối hợp hoạt động tác chiến và xây dựng bảo vệ vùng căn cứ. Trong khi đó 10 hỗ trợ cho tỉnh Phước - 44 - Long củng cố về tổ chức. Cụ thể là việc thành lập lại K14 trên cơ sở chia K25 thành K11, K14, K17; sau đó lại nhập K14 với K28 thành K28 Bù Gia Mập.
Do địa bàn K28 khá rộng nên cần có đội ngũ cán bộ bao quát đến nhiều khu vực hoạt động, Ban Chấp hành K28 gồm: - Đồng chí Tạ Quang Lộc (Út Lộc) - Bí thư K ủy
- Đồng chí Cao Hoàng Thiên (Ba Thiên)
- Phó Bí thư phụ trách quân sự (khi đồng chí Út Lộc hy sinh năm 1971 thì đồng chí Ba Thiên lên thay làm Bí thư K ủy)
- Đồng chí Ba Hà - Phó Bí thư K ủy
- Đồng chí Nguyễn Văn Lẹ (Ba Lẹ)
- Thường vụ K, Chính trị viên K đội
- Đồng chí Đặng Kỳ Tân (Năm Tân)
- Thường vụ K, phụ trách kinh tài
- Đồng chí Điểu K’rú - Thường vụ K, phụ trách dân tộc
- Đồng chí Mười Lòng - Thường vụ K, phụ trách đội công tác Đăk Son (C1)
- Đồng chí Năm Giang - Thường vụ K, phụ trách đội công tác Hòa Đồng (C2) - Đồng chí Phạm Huy Tùng - Thường vụ K
- Đồng chí Điểu Beo - Thường vụ K
- Đồng chí Điểu Xơrốp - K ủy viên
- Đồng chí Huỳnh Văn Tròn (Năm Tròn)
- K ủy viên - Đồng chí Tư Phương - K ủy viên
- Đồng chí Lâm Ky (Hai Ky) - K ủy viên
- Đồng chí Điểu Đách - K ủy viên
- Thực lực các K, nhất là du kích và cơ sở cách mạng được củng cố thêm. Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường gây dựng phát triển cơ sở cách mạng, vận động đồng bào ủng hộ cách mạng về lương thực, thực phẩm, giúp đỡ các cán bộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các đội, mũi công tác hoạt động.
Còn nữa.....