HOC TAP BAC

Huyện Bù Gia Mập: 251,3 tỷ đồng các chính sách xoá đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ bảy - 25/05/2024 19:22 2.422 0
Trong 5 năm qua  các cấp uỷ Đảng, chính quyền Huyện Bù Gia Mập, Tỉnh Bình Phước từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm thực hiện các chính sách của Đảng, nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới đầu tư 251,3 tỷ đồng cho các chương trình xoá đói giảm nghèo, phúc lợi xã hội..v..vv trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bà Nguyễn Thị Tư - Vụ Trưởng vụ Dân tộc trao tặng bằng khen của UBDT cho các tập thể
và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc

1.Kết quả thực hiện Chương trình 135:
Giai đoạn (2019 – 2020), toàn huyện có 03 xã và 15 thôn đặc biệt khó khăn. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 15,705 tỷ đồng, đầu tư công trình xây dựng mới và duy tu, bảo dưỡng, thôn, xã đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững cho 153 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, với kinh phí hơn 2,150 tỷ đồng trong đó có 149 con bò giống sinh sản và 33 con dê giống lai Bách Thảo.
Khu vực tái định cư Tiểu khu 119, thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa
2. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, nước sinh hoạt:
Thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ: Năm 2020, thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt phân tán cho 471 hộ đồng bào dân tộc thụ hưởng: 1,270 tỷ đồng, cụ thể: Hỗ trợ chuyển đổi nghề: 161 hộ, với kinh phí 805 triệu đồng; Hỗ trợ nước sinh hoạt: 310 hộ, với kinh phí 465 triệu đồng.
Cấp nước sạch cho người dân tại xã Bù Gia Mập
3. Chính sách đối với người uy tín, già làng tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số:
Trên địa bàn huyện có 24 già làng tiêu biểu và 36 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được UBND tỉnh phê duyệt.

Giai đoạn (2019 – 2024), đã thực hiện chế độ chính sách tổ chức thăm hỏi, động viên nhân dịp lễ tết, thăm ốm đau, gia đình khó khăn hoạn nạn…tham quan, học tập kinh nghiệm 04 đợt, với tổng kinh thực hiện 449 triệu đồng; mở 03 lớp tập huấn và 05 đợt tuyên truyền với hơn 800 lượt người tham gia, kinh phí thực hiện là 110 triệu đồng; thực hiện hỗ trợ cấp thẻ BHYT miễn phí, tiền xăng xe cho già làng, người có uy tín đảm bảo theo quy định. Ngoài ra thực hiện cấp, phát báo, tạp chí và ấn phẩm Dân tộc và Miền núi do Ban Dân tộc tỉnh thực hiện được kịp thời.
Gặp mặt và chúc tết già làng, người có uy tín năm 2024
4. Chính sách tín dụng phát triển sản xuất, giảm nghèo:
Thực hiện chính sách vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo theo Quyết định số 30/QĐ-TTg, Quyết định số 54/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ…
Giai đoạn (2019 – 2024), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải quyết cho 3.426 lượt khách hàng là hộ đồng bào dân tộc được vay vốn, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, vay vốn nhà ở xã hội, việc làm… với tổng số tiền là 117 tỷ 603 triệu đồng.
Đối với việc thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ và Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ huyện đã thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho 321 lượt học sinh sinh viên, với tổng kinh phí là: 1,470 tỷ đồng và 11.985 lượt học sinh mẫu giáo, Tiểu học, THCS và THPT được thụ hưởng, với tổng kinh phí 14,190 tỷ đồng.
 
Ngoài ra, đã giải quyết nhu cầu vay vốn theo các chương trình chính sách khác đảm bảo theo quy định, việc hỗ trợ vay vốn đã giải quyết nhu cầu vốn cho học sinh, sinh viên đã tạo điều kiện cho các em tiếp tục học tập, tạo nguồn lực cho xã hội, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, có điều kiện ổn định cuộc sống.
Đồng chí Lý Trọng Nhân, Bí thư Huyện ủy trao quà trung thu cho thiếu nhi tại xã Đăk Ơ
5. Các chính sách an sinh xã hội:
Giai đoạn (2019 – 2024), huyện đã xây dựng được 1.397 căn nhà đại đoàn kết, với kinh phí là 85,897 tỷ đồng, từ nguồn vốn quỹ vì người nghèo của Tỉnh và huyện; hỗ trợ công trình phụ trợ cho 2 khu dân cư thôn Hai Căn - xã Phú Nghĩa và thôn Đăk Á - xã Bù Gia Mập, với kinh phí là 542 triệu đồng; hỗ trợ con giống cho 4 hộ và thăm hỏi tặng quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách, với kinh phí hơn 739 triệu đồng; xây dựng 30 km đường điện thắp sáng, với kinh phí là 960 triệu đồng; hỗ trợ trung thu và thăm tặng quà cho các cháu năm học mới hơn 21.440 phần quà, với kinh phí 4,100 tỷ đồng.
Đồng chí Nguyễn Đại Đồng, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; đồng chí Phan Xuân Linh, Phó Bí thư
Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Xuân Hùng, UVBTV, Trưởng Ban
Dân vận, Chủ tịch UBMTTQVN huyện bàn giao nhà Đại đoàn kết cho bà con nhân dân.
6. Công tác phát triển Giáo dục, văn hóa - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi:
Về Giáo dục - đào tạo: Trên địa bàn huyện hiện nay có 39 trường, trong đó có 38 trường công lập và 01 trường tư thục, công tác chăm lo phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, chú trọng. Hàng năm UBDN huyện luôn chú trọng, quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh là người dân tộc thiểu số, công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng được quan tâm.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được triển khai thực hiện tốt, từ năm 2019 đến nay đã khám và điều trị cho 71.676 lượt người, trong đó Trung tâm Y tế huyện là 24.367 lượt người; Trạm Y tế xã là 47.309 lượt người.
Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững:
Đến cuối năm 2023, số hộ nghèo toàn huyện còn 440 hộ, với 1.540 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 2,03%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 262 hộ, với 1.009 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 59,55%.
Ngoài ra còn chú trọng tổ chức đạo tạo nghề, giải quyết việc làm nhằm xoá đói, giảm nghèo ổn định cuộc sống cho người dân nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số: Giai đoạn (2019 – 2024), đã đào tạo nghề cho 2.939 lao động (trong đó: Đồng bào dân tộc thiểu số là 556 lao động), với kinh phí thực hiện khoảng 1,7 tỷ đồng và hỗ trợ giải quyết việc làm cho khoảng 18.668 lao động, lao động tại các doanh nghiệp chế biến nông sản, cạo mủ cao su tại địa phương và một số ngành nghề khác tham gia lao động tại các khu công nghiệp trong và ngoài địa phương.
Công tác giáo dục cho học sinh DTTS được chú trọng
Nhìn chung  05 năm qua (2019-2024) thực hiện công tác dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến, thay đổi tích cực, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo có xu hướng giảm; chính sách dân tộc được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; Giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; Củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững chắc; Giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh - quốc phòng, tạo niềm tin đối với nhân dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần cùng chính quyền địa phương, xây dựng phát triển huyện nhà giàu mạnh.
Ngoài ra, huyện phối hợp đơn vị Đoàn kinh tế - Quốc phòng 778, Ban trị sự GH phật giáo Việt Nam huyện và các mạnh thường quân xây dựng và trao tặng 70 căn nhà, với kinh phí hơn 5,6 tỷ đồng....; Tổ chức thăm hỏi, động viên các hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer nghèo nhân dịp lễ, tết cổ truyền Sendonta, Chôl Chnăm Thmây, với số tiền hơn 30 triệu đồng.

Tác giả: ĐQ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây