HOC TAP BAC

Một số giải pháp nâng cao chất lương dạy tốt, học tốt cho con em đồng bào dân thiểu số

Thứ ba - 18/06/2024 10:33 1.444 0
Trường PTDTNT- THCS&THPT Bù Gia Mập, Tỉnh Bình Phước được thành lập từ tháng 9 năm 2015 trên cơ sở trường PTDTNT THCS Phước Long trước đây, là một trường nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Bình Phước. Đến nay trường đã nâng cấp lên hoàn thiện lên THCS$THPT, hiện nay có 69 cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhà trường có 14 khối lớp từ lớp 6 đến lớp 12, với 5 lớp trung học cơ sở và 9 lớp trung học phổ thông, số học sinh trên một lớp là 35 em.
Nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho các em học sinh học tập và sinh hoạt nội trú tại trường: gồm 14 phòng học, phòng chức năng, khu sinh hoạt tại nội trú, sân bóng đá, nhà văn hóa cộng đồng, nhà thi đấu đa năng, bếp nấu và nhà ăn, đảm bảo cho các em học sinh học tập, rèn luyện thể chất và phát triển các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng. 

Trong 5 năm qua chất lượng học sinh đạt khá giỏi luôn giữ mức cao so với các trường DTNT THCS các huyện khác đạt trên 60% học sinh xếp loại Khá, Giỏi. Năm học 2023 - 2024: Học sinh giỏi tỉnh văn hóa lớp 12: 3 em (đạt giải 3 môn GDCD, 1 KK môn Lịch sử, 1 KK môn Ngữ văn).
Đạt được kết quả nêu trên là nhờ sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện và các ban ngành đoàn thể và phụ huynh học sinh huyện Bù Gia Mập, sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT, các lực lượng hội đồng sư phạm nhà trường, sự hỗ trợ của hội đoàn thể, lòng nhiệt huyết tận tâm của đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản sinh...
 Học sinh Trường PTDTNT- THCS&THPT Bù Gia Mập nhận khen thưởng
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nhà trường còn gặp khó khăn, hạn chế, đó là: Chất lượng tuyển sinh đầu vào các lớp đầu cấp còn thấp. Đa số học sinh ở những vùng đặc biệt khó khăn với nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nên trình độ, nhận thức còn hạn chế; Một bộ phận cha mẹ học sinh nhận thức còn hạn chế, ít quan tâm đến con em mình, vẫn còn tư tưởng giao khoán cho nhà trường, chưa có sự phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh; Học sinh là người dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp thu bài học còn chậm; Một số học sinh do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên nghỉ học để đi học nghề; Đội ngũ giáo viên thừa thiếu cục bộ nên còn giáo viên phải dạy hai bộ môn hoặc làm nhiệm vụ kiêm nhiệm.

 Với nhũng khó khăn tồn tại như trên, nhằm nâng cao kết quả học tập nhà trường, để nâng cao chất lượng dạy và học, một số giải pháp sau:
1. Tăng cường thời lượng dạy phụ đạo.
 Đây là giải pháp vô cùng quan trọng đối với học sinh dân tộc thiểu số nhất là học sinh bắt đầu vào đầu bậc học THCS&THPT. Với 95% học sinh là người dân tộc thiểu số, trường Trường PTDTNT THCS&THPT Bù Gia Mập rất quan tâm đến việc tăng cường ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh khi vào lớp 6,10.
Trong quá trình giảng dạy tất cả các môn học, ngoài việc cung cấp kiến thức, giáo viên phải thường xuyên tăng cường ôn tập củng cố kiến thức cũ của bậc học dưới giúp cho các em có niềm tin, tạo hứng thú trong giờ học để các em mạnh dạn, tự tin và tích cực học tập. Cụ thể là ngoài giờ học chính khóa buổi sáng thì buổi chiều nhà trường đã sắp xếp thời khóa biểu phụ đạo thêm cho học sinh ngoài tiết học thêm. Buổi tối các em có khoảng thời gian 2 giờ để ôn bài dưới sự hướng dẫn của thầy, cô quản sinh.      
Đồng chí Nguyễn Đình Quyền - UVTV, Trưởng BTGHU, Giám đốc TTCT huyện
và Đồng chí Phạm Hồng Khanh - UVTV, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện
tặng hoa và quà tặng của Huyện ủy - HĐND - UBND - UB MTTQ Việt Nam huyện cho Nhà trường
2 là. Phân công chuyên môn hợp lý.
Phân công chuyên môn một cách hợp lý là điều kiện thuận lợi giúp cho việc nâng cao chất lượng. Vì vậy ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã giành rất nhiều thời gian để thảo luận, nghiên cứu và thống nhất việc phân công chuyên môn. Xác định đội ngũ giáo viên được phân công dạy lớp 6,10 là rất quan trọng.
 Đội ngũ giáo viên này ngoài năng lực chuyên môn vững vàng, thì phải khéo léo, nhiệt tình, tâm huyết, năng khiếu và kinh nghiệm trong giảng dạy. Những giáo viên dạy các lớp 9,12 cần có năng lực chuyên môn vững vàng. Những giáo viên còn lại sẽ được phân công theo năng lực, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh… đã bám trường, bám lớp.
Các tiết mục văn nghệ tại chương trình
 3 là.  Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện
Việc áp dụng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm đối với học sinh dân tộc thiểu gặp rất nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả nếu không thực hiện một cách khoa học và phù hợp với đối tượng học sinh. Nhiều giáo viên không dám sử dụng nhiều hoạt động trong giảng dạy vì sợ “cháy giáo án”. Vì vậy, tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng, ít hiệu quả.
Do vậy, nhà trường đã chỉ đạo cho giáo viên thực hiện các biện pháp giảng dạy nhẹ nhàng, sôi động gây hứng thú cho học sinh giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, việc sử dụng những phương pháp như đóng vai, thảo luận nhóm, phỏng vấn, sử dụng giáo án điện tử, đồ dùng dạy học… giúp các em có điều kiện làm quen với các hoạt động tập thể, tiếp xúc và sử dụng tiếng Việt nhiều tạo hứng thú để các tiếp thu bài học tốt hơn.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được Nhà trường quan tâm. Hàng tháng Đội thiếu niên, Đoàn TN, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động theo chủ đề như các hoạt động văn nghệ, thể thao, rung chuông vàng, cắm trại, tổ chức thi các trò chơi truyền thống. Các em được rèn kỹ năng sống, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Toàn cảnh học sinh Trường PTDTNT- THCS&THPT Bù Gia Mập dự lễ
4 là. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong đội ngũ giáo viên đây là giải pháp có tính quyết định 
 “Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải quan tâm đến chất lượng đội ngũ giáo viên”. Vì vậy việc bồi dưỡng, nâng cao ý thức, nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên là điều vô cùng quan trọng,  người dân tộc thiểu số ngoài năng lực chuyên môn thì đội ngũ giáo viên còn phải quan tâm đến việc tinh thần trách nhiệm,  yêu thương học sinh như con, tâm huyết với nghề,  tự giác cống hiến, tận tụy với công tác giảng dạy.
 Sự tâm huyết đó được thể hiện bằng việc khắc phục những khó khăn của cuộc sống đời thường, điều kiện khó khăn của Nhà trường để  Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên  đến nay 100% đều đạt chuẩn và trên chuẩn.Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện để các đồng chí yên tâm học tập, nghiên cứu, để phát triển năng lực Chuyên môn đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đặc biệt là giáo dục ở trường DTNT
 Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề. Rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác chuyên môn như làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đối với học sinh dân tộc, giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học, được Nhà trường đưa ra tại các kỳ sinh hoạt chuyên đề để cán bộ, giáo viên thảo luận, tìm ra giải pháp tối ưu áp dụng ở trường. Qua những buổi sinh hoạt như vậy giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên tích lũy cho mình những kinh nghiệm quản lý cũng như phương pháp dạy học quý giá.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạotrao chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 cho trường phổ thông DTNT THCS và THPT Bù Gia Mập
 5 là. Quan tâm đến học sinh cá biệt, học sinh yếu
Do đầu vào của trường chưa ổn định, tỷ lệ học sinh yếu khá cao. Nếu giáo viên không quan tâm đến những em này thì chắc chắn số học sinh yếu và những em “ngồi sai lớp”  sẽ lại lưu ban vào cuối năm học. Vì vậy ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo chuyên môn khảo sát chất lượng đầu năm và phân loại học lực để có biện pháp phụ đạo những học sinh yếu.
Phân loại học sinh theo học lực và thực hiện việc giảng dạy cho các em theo PP riêng. Với giải pháp này, những học sinh yếu vẫn có thể tiếp thu được kiến thức và những học sinh khá, giỏi vẫn học bình thường.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm với tập thể giáo viên Trường phổ thông DTNT THCS và THPT Bù Gia Mập đón bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
       Với những học sinh yếu, giáo viên chủ nhiệm lập tổ học tập, đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau trong học tập. Ngoài ra giáo viên thường xuyên gặp riêng để  hương dẫn về phương pháp tự học …
Trong những năm qua, nhà trường đã chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên luôn đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những giải pháp nêu trên vào quá trình giảng dạy nhằm cho học sinh dân tộc thiểu số ngày một tiến bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy  học được tăng cường; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên được nâng lên… Các giải pháp được thực hiện nhịp nhàng, khoa học rất hiệu quả nên chất lượng dạy và học được nâng lên từ 3 đến 4 % mỗi năm; tỷ lệ học sinh yếu cuối kỳ, cuối năm đều giảm. Chất lượng tham gia các hội thi cấp trên đều tăng cả về số lượng đến chất lượng, có thể xem như đó là thành công lớn của tập thể Sư phạm nhà trường




.
 

 

Tác giả: ĐQ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây