Bù Gia Mập là huyện miền núi, biên giới, diện tích tự nhiên là 106.464 ha, có 08 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 02 xã biên giới là Đăk Ơ và Bù Gia Mập với đường biên giới dài hơn 64 km; dân số trên địa bàn huyện là 21.019 hộ với 81.978 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 6.555 hộ, với 29.983 khẩu, chiếm khoảng 36,6% dân số toàn huyện; toàn huyện có 23 thành phần dân tộc phân bố đều khắp ở các xã trên địa bàn huyện, có 03 xã và 16 thôn đặc biệt khó khăn. Số hộ nghèo toàn huyện là 440 hộ, với 1.540 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 2,03%; trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số là 262 hộ với 1.009 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 59,55%. Hộ cận nghèo toàn huyện là 609 hộ, với 2.384 khẩu, chiếm tỷ lệ 2,82%, trong đó hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số là 334 hộ, với 1.395 khẩu, chiếm tỷ lệ 54,84%.
Giữ gìn và bảo tồn nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
Kế quả 15 năm( 01/11/2009-01/11/2024) thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, trong đó có Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Tỉnh, với sự quan tâm chỉ đạo, điều hành, tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo của cấp có thẩm quyền và sự nỗ lực của huyện, sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành và địa phương; số hộ nghèo năm 2010, toàn huyện có 3.726 hộ, với 15.977 khẩu, chiếm tỷ lệ 10,1% đến năm 2024, số hộ nghèo toàn huyện còn 609 hộ, với 2.384 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 2,82%, so với năm 2010 đã giảm 3.117 hộ, với 13.593 khẩu.
Ông Điểu Diêm ở thôn Bù Tam, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập luôn nhất quán quan niệm bám đất để làm giàu
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương và tỉnh, huyện đã cụ thể hóa bằng việc triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ Chương trình 134, 135, các dự án 33, 193, Quyết định 102, Nghị định 49, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025...để đầu tư cơ sở hạ tầng, cấp đất ở và đất sản xuất, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Từ sự đầu tư trên đã góp phần giảm dần sự đói nghèo, từng bước nâng cao dân trí, đưa khu vực đồng bào dân tộc từng bước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, góp phần quan trọng trong việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Bà Thị Dư ở thôn Đắk Khâu, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập là người truyền dạy, gìn giữ nét đẹp thổ cẩm
của dân tộc mình
Sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân được đảm bảo thực hiện tốt, nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo được giải quyết theo đúng quy định; hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện nhìn chung cơ bản ổn định, đúng với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với Hiến chương, Điều lệ của các tổ chức tôn giáo; các chức sắc, tín đồ tôn giáo đã tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở địa phương.
Đến nay, trên địa bàn huyện có 04 tôn giáo chính đang hoạt động gồm Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam với 40 cơ sở thờ tự đã được Nhà nước công nhận, 20 điểm nhóm, 36 chức sắc, 472 chức việc, 38.608 tín đồ (chiếm khoảng 47,4% dân số), trong đó tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 60% tổng số tín đồ tôn giáo của huyện.
Đối với Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022-2024. Tổng vốn phân bổ năm 2022 -2024 là 243 tỷ; đến nay đã giải ngân nguồn đạt 162 triệu đồng, đạt 66,7% so với kế hoạch giao.
Các nghệ nhân đang truyền dạy cồng chiêng cho các em học viên tại nhà dài Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập.
Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tiễn quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo rút ra một số bài học sau:
1.Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ chính quyền đối với công tác dân tộc, tôn giáo thường xuyên quán triệt đầy đủ cho cấp uỷ, cán bộ, đảng viên và nhân dân; Phải có sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc của đội ngủ cán bộ thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, tôn giáo chính sách dân tộc, tôn giáo về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện Chương trình vùng đồng bào DTTS và MN, trên cơ sở đó cụ thể hóa thành kế hoạch với những giải pháp phân bổ nguồn vốn kịp thời, đáp ứng được nhu cầu của Kế hoạc.
Những con đường đất đỏ trước đây hiện đã được thảm nhựa rộng rãi, tạo thuận lợi cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập đi lại, giao thương phát triển kinh tế - Ảnh tư liệu
2.Tăng cuờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số để Nhân dân hiểu biết, đồng tình trong quá trình triển khai các chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, góp phần trong thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, tôn giáo.
3.Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở, tranh thủ phát huy vai trò của già làng tiêu biểu, người có uy tín trong việc thực hiện các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Cần coi trọng công tác thanh, kiểm tra, đánh gia, sơ tổng kết. Phát huy được vai trò làm chủ của người dân trong hoạt động giám sát và thanh tra nhân dân ở cơ sở.
4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động khơi dậy ý chí tự lực tự cường trong Nhân dân và cộng đồng, từ sự hỗ trợ của Nhà nước tham gia tích cực chương trình phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, thông qua việc tuyên truyền, vận động nắm được tâm tư nguyện vọng, những bức xúc của người dân từ đó kịp thời xem xét giải quyết tạo niềm tin, sự đồng thuận của Nhân dân đối với cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương, việc thực hiện chương trình, chính sách dân tộc, tôn giáo sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba toàn đoàn cho các đoàn Bù Gia Mập, Lộc Ninh và huyện Đồng Phú
Để phát huy những kết quả đã đạt được thời gia qua và thực hiện tốt các nhiệm vụ trong thời gian tới, các cẩp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận tổ Quốc và các đoàn thể chính trị xã hội từ huyện xuống cơ sở , cần tiếp tục quan tâm hơn nữa, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, với các cấp, các ngành trong công tác dân tộc, tôn giáo lãnh đạo, chỉ đạo đến khâu tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát, ghi nhận, tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, tôn giáo trên địa bàn.