HOC TAP BAC

Đóng góp ý kiến về biểu trưng (Logo) huyện Bù Gia Mập

Thứ năm - 14/11/2024 03:06 1.177 0
Thực hiện Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 09/7/2024 của UBND huyện Bù Gia Mập về việc tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu tượng (Logo) huyện Bù Gia Mập. Căn cứ Biên bản họp xác nhận kết quả của Ban Giám Khảo Cuộc thi sáng tác Logo huyện Bù Gia Mập ngày 17/10/2024.

Trung tâm Văn hoá - Thông tin - Thể thao huyện Bù Gia Mập thông tin về kết quả của Cuộc thi sáng tác biểu tượng (logo) huyện Bù Gia Mập, và xin ý kiến đóng góp về kết quả cuộc thi từ các tổ chức, cá nhân, cùng toàn thể nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện.

Mọi ý kiến góp ý vui lòng gửi về: Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Bù Gia Mập (Qua đồng chí Trần Đình Sự - Phó Giám đốc TT - TT - TT huyện, qua số điện thoại Zalo: 0973.696.027).
Địa chỉ: Thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Thời gian góp ý đến hết ngày 05/12/2024.

Rất mong nhận được sự xem xét và hỗ trợ từ quý cơ quan, đơn vị để Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Danh sách các tác phẩm vào vòng 2 Cuộc thi sáng tác biểu tượng (Logo) huyện Bù Gia Mập
1. Mã số: 046
 

 
2. Mã số: 075
 
Logo được cấu trúc thành 03 chữ B.G.M (viết tắt chữ Bù Gia Mập) liên kết với nhau để nêu bật những giá trị đặc trưng tiêu biểu nhất về địa lý, lịch sử, văn hoá, khát vọng vươn lên của đất và con người Bù Gia Mập.
- Chữ B điểm nhấn là ngôi sao 5 cánh tỏa sáng tượng trưng cho ánh sáng, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Ngôi sao cũng thể hiện khát vọng vươn lên, tỏa sáng của đất và người Bù Gia Mập. Mảng màu xanh lớn trong lòng chữ B tượng trưng cho Vườn quốc gia Bù Gia Mập
- Chữ G tạo hình ảnh chim Lạc, biểu tượng văn hoá dân tộc trường tồn, mang ý nghĩa về vùng đất Bù Gia Mập là nơi “đất lành chim đậu”. Mắt chim hình hạt electron, là biểu thị cho định hướng phát triển của huyện, vững bước tiến vào thời đại chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Chữ M tạo hình thác nước đang tuôn chảy, tượng trưng cho những dòng thác, những danh lam thắng cảnh, niềm tự hào của người Bù Gia Mập như: Đăk Mai, Lưu Ly, Đăk Bô…cũng như là lời mời gọi du khách đến tham quan.
Giữa Logo là hình ảnh Nhà dài, là một trong những di sản văn hóa nổi bật của người dân tộc S’tiêng. Hoa văn, hình mặt trời tám, hoa văn thổ cẩm gợi văn hóa thống của dân tộc bản địa; Bên trên Nhà dài là hình ảnh của toà nhà cao thể hiện của đô thị xanh trong tương lai; Hình ảnh hai hàng cây ở hai bên thể hiện thế mạnh của huyện về các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao như: Cao su, điều, tiêu, sầu riêng, bơ…; 03 gạch kẻ ngang nằm bên trái chữ M tượng trưng cho hình ảnh Hồ thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, đồng thời, là hình ảnh “tam long hội tụ” thể hiện sự an lành, hòa hợp, nghĩa tình và sức mạnh trường tồn, là sự đoàn kết của những con người từ 3 miền Bắc - Trung - Nam của đất nước cùng hội tụ để chung tay xây dựng quê hương Bù Gia Mập phát triển.
Tổng thể Logo được thể hiện trên bố cục hình tròn vận động, tượng trưng cho sự đoàn kết, phát triển bền vững và trường tồn.
Màu chủ đạo của Logo là màu xanh lá cây đậm thể hiện màu của thiên nhiên, của núi rừng Bù Gia Mập, màu của nông thôn mới, màu của những loại cây cây công nghiệp, của du lịch sinh thái … mang ý nghĩa an lành, thanh bình, thịnh vượng.
Logo thiết kế với phong cách hiện đại, khoẻ khoắn, độc đáo, ấn tượng, có tính khái quát, biểu cảm cao, dễ nhận biết, dễ thể hiện trên mọi chất liệu, phương tiện.


3. Mã số: 055
 
Thuyết minh ý tưởng:
Bố cục Logo
Cấu trúc biểu trung là một thể thống nhất, bố cục là hình tròn thể hiện sự phát triển năng động, bền vững và trường tôn như được gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa lịch sử và thiên nhiên tươi đẹp.
Phát triển và hội nhập
Logo nội bật bới hai chữ cái 3 Chữ B-G-M (Bù Gia Mập) được thiết kế gắn két và hoà nhịp vào tống thể của logo. Nét cách điệu thành núi rừng và cánh chim chuyển mình bay tới mang ý nghĩa cho “Đất lành chim đậu” khác vọng bay cao, vươn xa....quê hương Bù Gia Mập ngày càng phát triền hưng thịnh.
Cây tiêu, một sản vật đặc trưng trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, có thế thấy cây tiêu sẽ mở ra những bước đột phá cho nền kinh tế của huyện, nâng cao thu nhập người nông dân. Huyện Bù Gia Mập có tiềm năng đế hình thành vùng chuyên canh tiêu bền vững trong tương lai.
Song song đó, cây cao su được xem là cây có bề dày lịch sử và gắn liền với nhịp độ phát triển kinh tê - xã hội của huyện và trở thành biêu tượng chung cho mảnh đât nơi đây. Hình tròn bán nguyệt phía dưới tượng trưng chiếc chén chứa đựng vàng trắng tuôn trào từ những cánh rừng cao su.
Hạt vi mạch mang ý nghĩa về công nghệ số, công nghiệp 4.0 nhằm ứng dụng công nghệ vào quản lý hành chính và điều hành ở H. Bù Gia Mập. Hạt vi mạch mang ý nghĩa cho công nghệ thông tin, chuyển đổi số, công nghiêp tự động hóa nhằm thể hiện mục tiêu phát triển công nông nghiệp của Huyện.
Du lịch và điểm đến
Vườn quốc gia Bù Gia Mập, nơi đây là khu dự trữ sinh quyển của quốc gia, là một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nước và nói đến Bù Gia Mập còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiêu thăng cảnh tuyệt đẹp, du khách có thê thoải mái phóng tâm mắt nhìn suôi hô, thác Đăk Mai đẹp long lanh, rừng rạp phủ kín lối đi. Dọc các triền núi bao quanh là lòng hồ với hệ thống rừng nguyên sinh có các loại cây lâm nghiệp, nơi đây còn là một danh thắng nối tiếng, điếm đến của du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa lịch sử, thám hiểm thiên nhiên kỳ thú     
Màu sắc
Logo sử dụng màu xanh lục làm chủ đạo, màu xanh của thiên nhiên, núi rừng. Màu xanh lục thể hiện sự tin tưởng, thấu hiệu và phát triển.
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây