HOC TAP BAC

Phát huy “Vai trò gia đình, dòng họ, nhà trường trong xây dựng xã hội học tập”

Thứ năm - 21/11/2024 04:24 399 0
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhiều dòng họ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Những dòng họ được ngưỡng vọng, trân trọng là những dòng họ có nhiều “hạt nhân” và “tế bào” tốt, được lưu truyền sử sách và được xã hội ghi nhận, đánh giá cao. 
Nhiều dòng họ coi việc khuyến học, khuyến tài là nhiệm vụ xuyên suốt để phát huy truyền thống hiếu học của con cháu, góp phần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, tích cực dùng tri thức học tập để tạo lập cuộc sống cá nhân và cộng đồng sung túc, hạnh phúc hơn.
TUV-Bí thư Huyện ủy Bù Gia Mập Lý Trọng Nhân và đơn vị tài trợ trao học bổng cho các em học sinh
1. Gia đình có 4 chức năng cơ bản (sinh sản, kinh tế, tình cảm và chức năng giáo dục. Gia đình (GĐ) là trường học đầu tiên, cha mẹ là thầy cô đầu tiên của mỗi người. Và mỗi người có được điều gì đó trong cuộc đời thì đầu tiên cũng là từ GĐ. Tiêu chí hàng đầu của GĐ hạnh phúc là từ giáo dục con cái (con ngoan, chăm học, học giỏi); GĐ bất hạnh, mâu thuẫn, thậm chí là bạo lực cũng có nguyên do chính từ dạy dỗ con cái (con lười học, con hư hỏng, con ko vâng lời cha mẹ..). Cho nên, gần đây người ta mới nhận ra một điều: Quan ngon không bằng con ngoan...
GĐ là nền tảng, là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục: từ gia đình đến nhà trường và xã hội. Việc giáo dục trong GĐ có nhiều nội dung (trong đó có: học ăn, học nói, học gói, học mở). Việc dạy dỗ trẻ từ GĐ bắt đầu là từ học nói. Trẻ ra đời là trung tâm của cả nhà (Trẻ lên ba cả nhà học nói). Học nói theo nhiều cách: cha mẹ dạy, cháu tìm hiểu thế giới xung quanh, tập cho trẻ làm quen với tranh ảnh và tập đọc sách....
2. Các giải pháp dạy trẻ từ trong GĐ hiện nay đều xuất phát từ bối cảnh, điều kiện và tâm lí xã hội đã có nhiều thay đổi so với trước.
Thứ nhất là: “Dạy con dạy thuở còn thơ”, như cây non dễ uốn. Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng sự phát triển não bộ của trẻ diễn ra khá nhanh trong khoảng thời gian từ sơ sinh đến ba tuổi. Do đó, dạy dỗ bé hình thành các thói quen, trong đó có học và ngay cả tiếp xúc với sách, tranh ảnh... cũng cần tập dần cho bé từ giai đoạn này. “Cha mẹ sinh con trời sinh tính” nhưng mặt khác “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Thứ 2, cha mẹ cần thực hiện tròn cả ba “vai”: i) vai cha mẹ, ii) vai thầy cô và iii) vai bạn của con. Điều này rất quan trọng, nhất là đối với sự phát triển thể chất, tâm lí của trẻ. Khi cha mẹ như là bạn của con, đồng hành cùng con trẻ thì mới thực sự thấu cảm trẻ nghĩ gì, cần điều gì...
Thứ ba, cha mẹ phải làm gương cho con, vì trẻ là học theo, bắt chước. Rèn luyện thói quen đọc sách càng cần phải như vậy. Cha mẹ rèn luyện thói quen cầm đọc sách báo hàng ngày. Trong nhà phải có tủ sách gia đình, có những quyển tranh ảnh, sách học chữ to đẹp dành riêng cho bé...
Thứ tư, tập cho trẻ học nói, hiểu và thêm thêm vốn từ thông qua dạy dỗ của cha mẹ, qua sách báo tranh ảnh và tiếp xúc thực tế thông qua các hình thức:
i) Nói chuyện, kể chuyện hàng ngày với trẻ; tranh thủ khi cùng bé đi dạo chơi, ngay cả khi cho bé ăn (tập gọi tên người thân trong gia đình, các hoạt động, động tác gần gũi, quen thuộc);
 ii) Đọc chuyện, kể chuyện ban đêm trước khi bé ngủ;
iii) Tập cho bé nhận biết, gọi tên thế giới xung quanh bé: các loài cây, loài vật, đồ vật;
 iv) Thực hành tập viết chữ cái, chữ số, tập vẽ, tô màu các hình trong sách trẻ nhỏ; v) Theo dõi các bài học của trẻ trên TV: tập hát, tập làm theo hướng dẫn của TV...; vi) Dạy trẻ qua các đồ vật thực tế, qua bảng chữ cái đồ chơi...;
 vii) Dẫn bé đi các hiệu sách, thư viện làm quen, tiếp xúc với không khí đọc sách ở nơi công cộng...
Sách là cánh cửa mở ra không gian rộng hơn, là từ “góc sân” ra “khoảng trời”, đi vào kho tàng tri thức, khơi gợi trí tưởng tượng, lãng mạn... Tuy vậy, việc đọc sách lại còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác, ngoài tầm của trẻ: từ gia đình, nhất là bậc cha mẹ có thực sự yêu thích đọc sách hay không, gia đình có điều kiện hay không, có thời gian hay không; mỗi đứa trẻ có những sở thích nhất định và còn liên quan đến lứa tuổi, môi trường sống,v.v... Ý chí, ý thức và năng lực của mỗi cá nhân, ngay từ nhỏ đã có vai trò quyết định hướng đi và tâm tính về sau. Để phù hợp với thời thế đã thay đổi, cần kết hợp nhuần nhuyễn giải pháp đọc truyền thống với tâm lí và phương tiện đọc, nghe nhìn thời hiện đại.
Đại diện lãnh đạo huyện, địa phương và đơn vị tài trợ trao học bổng cho các em học sinh
3. Tóm lại, con người là kì công của tạo hóa, con cái là kì công của cha mẹ. (Mai sau con cưỡi gió mây. Con bay vượt biển con bay băng ngàn. Nhưng đường cũng chẳng gian nan. Bằng đi từ ghế sang bàn hôm nay). GĐ cần luôn đồng hành cùng bé trong chặng khởi đầu này. Giáo dục từ GĐ, trong đó có tập học tập đọc sớm, cũng là đặt viên gạch đầu tiên để từ đó xây dựngxã hội học tập (Learning society), học tập suốt đời (Lifelong learning). Để tới đích đường xa cần bắt đầu từ những bước nhỏ đầu tiên. Như một triết gia từng nói, đại ý: Đôi khi những sự kiện lớn lao của thế giới lại đến nhẹ nhàng từ đôi cánh chim câu.
Qua những gương điển hình về dòng họ, gia đình có thể khẳng định, các dòng họ, gia đình đều coi sự học là linh hồn; là nhiệm vụ xuyên suốt. Truyền thống hiếu học của các gia đình, dòng họ hôm nay là sự tiếp nối, gìn giữ và phát huy nét đẹp trong văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống của dân tộc.
Những tấm gương hiếu học, gia đình học tập, dòng họ học tập tiêu biểu trong cộng đồng xuất hiện ngày càng nhiều chính là nguồn lực vững chắc để góp phần xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn cách mạng mới./
 

Tác giả: ĐQ (tổng hợp)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây