HOC TAP BAC

BÙ GIA MẬP PHÁT HUY VAI TRÒ CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN (1965 - 1975)

Thứ sáu - 03/01/2025 16:32 248 0
Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng phước Long (06/01/1975-06/01/2025); Bù Gia Mập Trước năm 2009, địa bàn huyện Bù Gia Mập ngày nay là một phần huyện Phước Long cũ.Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP. Theo đó, chia huyện Phước Long thành 2 đơn vị hành chính: thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập. Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng, có vị trí chiếm lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng
 
Tòa hành chánh - Dinh Tỉnh trưởng tỉnh Phước Long trước năm 1975
Bù Gia Mập đã dần trở thành địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự và an ninh quốc phòng; đặc biệt là trong khoảng hơn 60 năm nay, nơi đây là địa bàn của nhiều diễn biến lịch sử phát triển của Phước Long - Bình Phước - miền Đông Nam Bộ, không chỉ trong hoạt động kháng chiến chống ngoại xâm, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên cương, mà còn trên những chặng đường xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, thực hiện những chương trình quốc kế dân sinh của Trung ương, Nhà nước ở địa phương.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trải qua 21 năm gian khổ hy sinh; Bù Gia Mập từ địa bàn chiến lược ở biên giới trở thành địa bàn của chiến trường Phước Long, từ năm 1965 trở đi đã hình thành vùng giải phóng, dần dần xây dựng thành khu căn cứ, hậu phương tại chỗ của chiến trường Bình Phước - miền Đông Nam Bộ. Từ địa bàn K4 những năm đầu thập niên 60, chuyển thành K14, rồi K28 Bù Gia Mập năm 1972, toàn vùng Bù Gia Mập suốt mấy chục năm chiến tranh kiên cường chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giành và giữ vững vùng giải phóng, bảo vệ căn cứ hành lang vận chuyển chiến lược ở phía Bắc - Tây Bắc của chiến trường Phước Long.
Bài: 1

BÙ GIA MẬP PHÁT HUY VAI TRÒ CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN (1965 - 1975)
 Đấu tranh chống địch càn quét đánh phá những năm 1965 - 1968 Từ giữa năm 1965, Mỹ leo thang chiến tranh, vừa đánh phá bằng không quân, hải quân ra hậu phương miền Bắc, vừa đổ quân viễn chinh vào miền Nam thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ. Trên chiến trường Bình Long - Phước Long, thường xuyên có các đơn vị Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh 1, Sư đoàn kỵ binh bay số 1, Lữ đoàn không vận 173 tác chiến cùng quân đội Sài Gòn.
Theo chỉ đạo của Trung ương và Trung ương Cục miền Nam, từ cuối năm 1965, Tỉnh ủy Phước Long tập trung chỉ đạo toàn tỉnh ra sức xây dựng lực lượng, tăng cường hoạt động sẵn sàng chiến đấu chống quân Mỹ, Sài Gòn, chư hầu, theo tinh thần giữ vững quyền làm chủ vùng rừng núi, đánh thắng Mỹ ở chiến trường rừng núi. Đồng chí Lê Duẩn chỉ đạo cụ thể: “phải thi hành đúng chính sách của Đảng đối với các dân tộc thiểu số ở miền núi, xây dựng buôn làng của đồng bào các dân tộc thành buôn làng chiến đấu… phải “cấy” người vào những vùng chưa có hoặc thưa dân cư, xây dựng cho được lực lượng vũ trang tại chỗ để làm chủ khắp các vùng rừng núi… phải xây dựng nhanh các đơn vị chủ lực mạnh…”
(1), có chỗ đứng chân vững chắc và lâu dài cho các đơn vị chủ lực ở chiến trường rừng núi. Bù Gia Mập lúc này là trọng điểm chỉ đạo của tỉnh. Đến đầu năm 1966, trên địa bàn Bù Gia Mập vùng căn cứ có 6 chi bộ với 61 đảng viên, 32 đoàn viên, 86 du kích; vùng ngoài có 4 chi bộ 1. Lê Duẩn, Thư gửi Trung ương Cục miền Nam, tháng 11-1965. Trong Thư vào Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985, tr. 132. - 38 - với 22 đảng viên, 4 chi đoàn thanh niên, 16 cán bộ xã(1).
Nữ du khích S'tiêng trở về sau ngày giải phóng. Ảnh Nghi Quân
 Các đội du kích Phú Văn, Đức Hạnh, Bù Xia, Bù Gia Mập, Đăk Nhau là những đội du kích mạnh; khẩu hiệu hành động của các đội du kích cũng như toàn huyện và tỉnh Phước Long lúc này là “Kiên cường bám trụ, giành đất giành dân, giữ vững vùng căn cứ”(2). Tháng 5-1966 quân Mỹ thuộc đơn vị Sư đoàn 1 “Anh cả đỏ”, Lữ đoàn dù 1 và 6 tiểu đoàn quân Sài Gòn, có phi pháo yểm trợ, càn quét đánh phá ác liệt vùng căn cứ Bù Gia Mập. Trong suốt 17 ngày (từ ngày 1 đến 17-5-1966), du kích các xã trên địa bàn Bù Gia Mập (Đăk Ơ, Đăk Nhau, Bù Du Nga, Bù Thung…) phối hợp với bộ đội chủ lực Khu 6, chủ lực Miền bám đánh địch.
 Đây là lần đầu tiên quân dân Phước Long đánh với thực binh Mỹ ở chiến trường này - Chiến trận rất ác liệt bởi địch nhiều máy bay, xe thiết giáp, bom, pháo, súng đạn đủ loại rất hiện đại, quân rất đông; nhưng quân và dân trên địa bàn Bù Gia Mập vẫn bám giữ quê hương, phối hợp với các Trung đoàn 141 và 165 Công trường 7 chiến đấu dũng cảm, bẻ gãy cuộc càn của Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn dù 101, gây cho địch nhiều tổn thất về người và vũ khí, phương tiện chiến tranh. Sau trận này, tại Bù Gia Mập, Sư đoàn 7 quân Giải phóng chính thức ra đời(3).
Tháng 10-1966, địch lại đưa một lực lượng lớn càn quét sâu vào vùng căn cứ ở khu vực Đăk Ơ, Bù Gia Mập, Đăk Nhau, Bom Bo… Chúng ủi phá địa hình, thiết lập đồn bót làm bàn đạp mở rộng địa bàn chiếm đóng. Du kích lại phối hợp với bộ đội chủ lực Sư đoàn 7 liên tục tập kích vào các vị trí đồn trú của địch. Bộ đội và du kích các 1. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Phước Long, Lịch sử Đảng bộ, quân và dân Phước Long (1975 - 2014), tr. 142. 2. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Phước Long, Lịch sử Đảng bộ, quân và dân Phước Long (1975 - 2014), Sđd, tr. 140.
3. Ban Chấp hành huyện Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Phước Long - tỉnh Bình Phước, Truyền thống Cấp ủy Đảng bộ Phước Long 1960 - 2000, Sđd, tr. 76. - 39 - thôn Bù Nung, Bù Khơn, Bù An, Bù Xia bắn tan xác 7 máy bay Mỹ, thu nhiều súng, đạn…
Đội nữ pháo binh Bù Gia Mập nhận cờ của Hội liên hiệp phụ nữ MN tháng 12-1969
Những tấm gương du kích Điểu Bé, Điểu Thương, Điểu Tế, Điểu Xét trở thành điển hình trong quân dân Phước Long chống Mỹ; nữ du kích Điểu Thị On là người dân tộc đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ; còn Điểu Úp, Điểu Brao dùng súng AK bắn rơi tại chỗ máy bay Mỹ; Điểu K’rú cõng con trên lưng vẫn đi chống càn…
 Từ cuối năm 1966 trở đi, du kích các xã, ấp ở Bù Gia Mập cùng du kích các xã bạn tiếp tục phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh, các K phối hợp tấn công địch, gây nhiều thiệt hại cho chúng cả về sinh lực lẫn phương tiện chiến tranh, hỗ trợ và phát động đồng bào nổi dậy phá thế kềm kẹp, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh chống phá bình định. Để bảo vệ vùng căn cứ ở Bù Gia Mập, đồng bào và du kích đã cắm chông, hình thành hệ thống phòng thủ, bảo vệ căn cứ và hành lang vận chuyển của Khu, Miền.
Địch càn quét thường đánh phá các kho lúa của đồng bào, nhưng đồng bào trốn ra rừng, vào căn cứ, chứ không chạy theo địch. Việc trồng tỉa, tăng gia sản xuất, bảo vệ nương rẫy, bảo vệ lúa ở vùng căn cứ trở thành nhiệm vụ quan trọng, nhất là để đóng góp phục vụ hậu cần cách mạng. Những năm 1967 - 1968 tiếp tục củng cố tổ chức địa bàn: năm 1967 sáp nhập K10 và K19 thành K29, hợp nhất K8 và K20 thành K28; thành lập K11, K25, sáp nhập K4 và K đường 10 thành K14… K14 gồm các địa bàn từ phía Tây Bù Đăng đến Bù Gia Mập (K4 cũ) và cả khu vực Bom Bo (K đường 10). Ban Cán sự K14 gồm: - Đồng chí Tạ Quang Lộc (Út Lộc) - Bí thư K ủy - Đồng chí Ba Hà - K ủy viên - Đồng chí K’va Răng - K ủy viên - 40 - Về xây dựng thực lực, xã Đăk Ơ hoàn chỉnh một trung đội du kích gồm 2 tiểu đội, đến năm 1967 phát triển lên 2 trung đội, đầu năm 1968 thành 3 trung đội với hơn 100 người, phần lớn là người dân tộc, có đủ súng, lựu đạn và luôn trong tư thế sẵn sàng phối hợp chiến đấu; các xã khác trên địa bàn Bù Gia Mập đều chú trọng xây dựng trung đội du kích để sẵn sàng phối hợp với bộ đội hoạt động đánh địch.
Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể quần chúng được tăng cường từ những cơ sở và quần chúng tích cực, bám giữ địa bàn. Mậu Thân năm 1968, Tỉnh ủy và các K ủy ở Phước Long đã tổ chức cho dân quân các xã vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men, vũ khí, đạn dược đến các chiến trường. Các xã K28 trở thành cầu nối giữa tuyến hành lang vận chuyển đường 559 với các trạm, kho hậu cần các đơn vị khu vực Phước Long.
Hàng hóa được vận chuyển chủ yếu bằng sức của đôi vai và một ít xe thô sơ (xe đạp thồ); đồng bào được tổ chức đi tiếp đạn, tải lương, giã gạo nuôi quân, cung cấp lương thực, thực phẩm, vũ khí kịp thời cho bộ đội chuẩn bị chiến dịch tổng tiến công. Ngày 11-1-1968, Phân khu 10 thành lập Tiểu đoàn 168, đơn vị vũ trang tập trung của tỉnh Phước Long để tham gia tổng tiến công. Cùng lúc đó, bộ đội địa phương các K được củng cố, bổ sung quân số, trang bị vũ khí; du kích các xã như Phú Văn, Đức Hạnh, Đăk Ơ tăng cường đội viên và sẵn sàng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
Vùng căn cứ Bù Gia Mập trở thành một bàn đạp cho các lực lượng cách mạng ở Phước Long trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968. Đêm 29 rạng 30-1-1968 (giao thừa Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam) cuộc tổng công kích tổng khởi nghĩa nổ ra ở trọng điểm Sài Gòn và toàn Nam Bộ. Sức tiến công dồn dập và đồng loạt của các lực lượng vũ trang cách mạng ngay từ phút đầu đã gây cho địch nhiều bất ngờ hốt hoảng. Đặc công và biệt động.
 Phối hợp với bộ binh mũi nhọn đánh trúng vào tất cả các căn cứ quân sự, sân bay, kho tàng, trạm thông tin, đài phát thanh, các cơ quan đầu não của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Lực lượng vũ trang các đoàn thể phát triển nhanh và làm nòng cốt cho các cơ sở và quần chúng nổi dậy. Trong khi đó các chiến trường miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ phối hợp tiến công rất mãnh liệt, gây cho địch nhiều thiệt hại; nhân dân nhiều vùng nông thôn và rừng núi nổi dậy diệt ác phá kềm, giành quyền làm chủ, mở rộng vùng giải phóng.
Xã đội trưởng Điểu Mung, ấp Bù Khơn bắn rơi 1 máy bay Mỹ ngày 14-2-1970.
Dịp này, quân và dân Phước Long tiến công địch trong quận lỵ Phước Bình và nhiều vị trí khác trên toàn tỉnh; hầu hết các ấp chiến lược bị chống phá, các đồn bót, cụm, chốt lính địch đều bị tấn công, gây cho chúng nhiều thương vong; trong số đó có 18 ấp chiến lược bị phá lỏng, giải phóng gần 2.000 dân, tiêu diệt và làm thiệt hại nhiều sinh lực địch và vũ khí phương tiện chiến tranh của chúng(1), đẩy chúng về thế co cụm ở quận lỵ, tỉnh lỵ. Tháng 5-1968 đơn vị C568 Bù Gia Mập thành lập, làm tăng thêm sức mạnh lực lượng vũ trang để đẩy mạnh hoạt động quân sự trên địa bàn Phước Long. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đã đưa chiến tranh cách mạng miền Nam lên bước phát triển cao nhất, trong đó chiến trường Nam Bộ là một trọng điểm lớn, gây cho địch những bất ngờ và phải chịu tổn thất lớn cả về sinh lực, vật chất và tinh thần ở ngay những trung tâm và đầu não chiến tranh của chúng.
Tổng tiến công Mậu Thân 1968 “giáng một đòn bất ngờ rất lớn, làm cho quân Mỹ - ngụy hoang mang, dao động mạnh… buộc đế quốc Mỹ phải thay đổi chiến lược quân sự của chúng… đã kéo Mỹ xuống thang chiến tranh”(2), buộc chúng phải thay đổi 1. Ban Chấp hành huyện Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Phước Long - tỉnh Bình Phước, Truyền thống Cấp ủy Đảng bộ Phước Long 1960 - 2000, Sđd, tr. 78. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 34, tr. 620 - 621.
 Chiến lược chiến tranh và chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Cuộc kháng chiến trên chiến trường Bù Gia Mập - Phước Long tiếp tục bước sang giai đoạn mới nhiều cam go, ác liệt, cũng là giai đoạn giành nhiều thắng lợi từng bước và đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn nữa

Tác giả: Nguyễn Đình Quyền

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây