HOC TAP BAC

Hợp tác quốc tế trong công tác nghiên cứu ký sinh trùng sốt rét tại Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập

Thứ hai - 27/05/2024 03:23 434 0
Từ ngày 20/4/2024 đến 23/5/2024, đoàn công tác của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Chi nhánh Phía Nam (gọi tắt là Đoàn công tác) đã đến làm việc và nghiên cứu thực địa tại VQG Bù Gia Mập và các xã vùng đệm của Vườn. Đoàn công tác đã thực hiện các hoạt động khảo sát thực địa và thu thập muỗi Anopheles tại Vườn và một số xã vùng đệm của Vườn nhằm tìm kiếm sự lưu hành của ký sinh trùng sốt rét trong véc-tơ truyền bệnh.

Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác

Thành phần đoàn công Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Chi nhánh Phía Nam.

Trước khi điều tra thực địa, Đoàn công tác đã gặp gỡ và trao đổi với lãnh đạo Vườn về kế hoạch, mục tiêu và nội dung thực hiện chuyến công tác.
Trong thời gian 04 ngày thực hiện công tác, Đoàn công tác đã thực hiện các đợt khảo sát thực địa, thu thập mẫu muỗi và bọ gậy muỗi Anopheles tại các khu vực: Vườn Sưu tập thực vật (thuộc Phân khu hành chính của Vườn); khu vực Trạm Kiểm lâm số 3, số 5 và Chốt Công đoàn Vườn (thuộc Phân khu phục hồi sinh thái của Vườn); khu vực thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập (thuộc vùng đệm của Vườn) và khu vực thôn Đăk Son 1, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập.


 Đoàn công tác thu thập mẫu muỗi và bọ gậy muỗi tại khu vực Vườn Sưu tập thực vật (thuộc Phân khu hành chính của Vườn).
 

Đặt bẫy đèn thu thập mẫu muỗi


 

Qua thực tế các cán bộ nghiên cứu của Đoàn đã sử dụng bẫy đèn để thu thập mẫu muỗi trưởng thành hoạt động ban đêm. Thời gian đặt bẫy đèn ban đêm từ 18h00 đến 7h00 sáng hôm sau. Vào ban ngày, Đoàn nghiên cứu đã khảo sát khu vực xung quanh các Trạm, Chốt, xung quanh nhà ở của người dân để thu thập mẫu bọ gậy muỗi Anopheles và dùng đèn soi trong nhà, các phòng ngủ, nhà kho, chuồng gia súc để tìm muỗi. Thời gian thực hiện điều tra ban ngay là từ 7h00 đến 10h00 và từ 15h00 đến 18h00. Khi phát hiện có muỗi, các cán bộ nghiên cứu dùng vợt lưới để bắt muỗi, sau đó dùng tube/ống hút muỗi để thu thập các mẫu muỗi trưởng thành.

Đoàn công tác gặp gỡ và trao đổi với Trạm trưởng Trạm y tế xã Bù Gia Mập về kế hoạch, mục tiêu và nội dung thực hiện chuyến công tác.

Đoàn công tác thu thập mẫu muỗi tại nhà dân.

Đoàn công tác thu thập mẫu bọ gẫy muỗi tại khuôn viên của Trạm Kiểm lâm số 3.

 
Cán bộ của Đoàn nghiên cứu, định danh sơ bộ loài muỗi tại thực địa.

 
Cán bộ của Đoàn nghiên cứu, định danh sơ bộ loài muỗi tại thực địa  

Kết thúc đợt nghiên cứu Đoàn công tác đã thu thập được nhiều mẫu muỗi trưởng thành và bọ gậy muỗi (khoảng trên 50 cá thể muỗi và trên 500 mẫu bọ gậy muỗi các loài). Kết quả nghiên cứu, định danh sơ bộ trên thực địa đã cho thấy sự lưu hành của loài muỗi Anopheles tại các địa điểm thu thập mẫu. Đây là cơ sở để Đoàn nghiên cứu thực hiện các nội dung nghiên cứu tiếp theo như: khảo sát biến động thành phần loài muỗi nói chung và muỗi Anopheles nói riêng. Đồng thời, đây  cũng là cơ sở để thực hiện nghiên cứu về vai trò truyền bệnh sốt rét của muỗi Anopheles tại khu vực Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, xã Phú Nghĩa và các xã vùng đệm của Vườn trong thời gian tới.

Tác giả: Phan Văn Biên - VQG BGM

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây