HOC TAP BAC

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập hợp tác nghiên cứu khoa học về hệ Côn trùng cùng các chuyên gia quốc tế

Thứ năm - 25/04/2024 00:49 996 0
Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những nhiệm vụ quan trọng tại các Vườn Quốc gi, Khu bảo tồn thiên nhiên.

Từ ngày 16/04/2024 đến ngày 23/04/2024, Vườn Quốc Gia (VQG) Bù Gia Mập đã hợp tác cùng các nhà khoa hHình 2: Đoàn nghiên cứu làm việc tại phòng lưu trữ mẫu sinh vật của Vườnọc đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Erfurt, Công hòa Liên bang Đức và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam triển khai nghiên cứu đa dạng về các loài Côn trùng thuộc Bộ Cánh đều (Homoptera) và Bộ Cánh cứng (Coleoptera) trong lớp Côn trùng (Insecta) tại lâm phần VQG Bù Gia Mập.

.
 Ban Giám đốc Vườn tiếp đón và làm việc với đoàn nghiên cứu

Trước khi đi vào thực địa đoàn công tác đã có buổi làm việc cùng với Ban Giám đốc VQG Bù Gia Mập để trao đổi về các vấn đề liên quan đến hoạt động hợp tác trong chuyến công tác nghiên cứu thực địa tại VQG Bù Gia Mập. Với mục tiêu và nội dung xác định vùng phân bố và thu mẫu các loài côn trùng thuộc Bộ Cánh đều (Homoptera) và Bộ Cánh cứng (Coleoptera) phân bố tại VQG Bù Gia Mập; Xây dựng bộ mẫu tiêu bản phục vụ trưng bày tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam; Tăng cường hiệu quả hợp tác nghiên cứu, trao đổi thông tin khoa học quốc tế giữa Việt Nam với Cộng hòa Liên bang Đức và các tổ chức quốc tế khác.


Đoàn nghiên cứu làm việc tại phòng lưu trữ mẫu sinh vật của

Trong thời gian làm việc tại Vườn, đoàn nghiên cứu đã tham quan Phòng trưng bày các mẫu vật tiêu bản về động thực vật và tìm hiểu về các loài công trùng mà Vườn đã sưu tập được trong những năm qua, thực hiện điều tra thực địa trên các tuyến đường, ven các con suối lớn vào ban ngày và kết hợp với phương pháp đặt bẫy đèn vào ban đêm để thu thập thông tin về các loài côn trùng trong khu vực.

Kết quả nghiên cứu, Đoàn đã phát hiện và ghi nhận nhiều loài côn trùng khác nhau, trong đó có một số loài có câu trúc rất đặc biệt mà trước đây chưa được ghi nhận ở bất kỳ nơi nào tại Việt Nam. Do đặc điểm cấu trúc phân loại của Lớp côn trùng rất phức tạp, thành phần loài lại đa dạng, phong phú cho nên việc phân loại xác định tên loài trên thực địa sẽ không đảm bảo tính chính xác, vì vậy sau đợt công tác này các nhà khoa học tiếp tục thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả chi tiết sẽ được Đoàn báo cáo gửi lại cho VQG Bù Gia Mập và công bố trên tạp chí khoa học quốc tế trong thời gian tới.
Mặc dù, trong thời gian ngắn nghiên cứu tại VQG Bù Gia Mập, lại gặp đúng vào thời điểm thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài, môi trường không thuận lợi cho hoạt động sống của côn trùng. Tuy nhiên, Đoàn đã đánh giá cao kết quả điều tra, thu thập và ghi nhận được về hệ Côn trùng tại VQG Bù Gia Mập trong chuyến công tác này và đánh giá VQG Bù Gia Mập là nơi có tiềm năng rất lớn về đa dạng thành phần các loài côn trùng nếu được điều tra, nghiên cứu, thu thập đầy đủ hơn.  

 
Hoạt động điều tra theo tuyến của đoàn nghiên cứu vào ban ngày

Ngoài ra, theo các chuyên gia Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Erfurt Cộng hòa Liên bang Đức cho biết: “VQG Bù Gia Mập nằm ở vị trí vô cùng đặc biệt, là nơi chuyển tiếp từ độ cao hơn 1000 m từ Cao nguyên Mơ Nông xuống vùng Đồng bằng Đông Nam Bộ (độ cao trung bình 400m so với mực nước biển) nên VQG Bù Gia Mập có nhiều hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng chuyển tiếp, có hệ thực vật rừng phong phú, nguyên sinh và hoang sơ,…hơn nữa lại có vị trí nằm liền kề với nhiều khu rừng rộng lớn với nước bạn CamPhuChia và tỉnh Đắk Nông nên có sự giao thoa về đa dạng sinh học rất cao, họ cho rằng nơi đây là khu vực có tiềm năng rất lớn trong nghiên cứu Côn trùng học nói riêng và nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung”

Hoạt động điều tra đặt bẫy đèn thu thập thông tin côn trùng vào ban đêm

Trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiên cứu tại Vườn, Đoàn công tác (có cả chuyên gia nước ngoài) đã làm việc một cách nghiêm túc, cẩn thận, khoa học và chuyên nghiệp. Đoàn đã tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và chấp hành tốt các quy định về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trong khu vực biên giới.

Kết thúc thời gian nghiên cứu, Đoàn công tác đã gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND tỉnh Bình Phước, Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng và Ban lãnh đạo, cùng nhân viên VQG Bù Gia Mập đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình về mọi mặt cho Đoàn trong quá trình thực hiện phối hợp nghiên cứu thực địa tại VQG Bù Gia Mập để Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra và trong thời gian tới trong khuân khổ hợp tác nghiên cứu khoa học, Đoàn công tác sẽ có các kế hoạch nghiên cứu tiếp theo tại VQG Bù Gia Mập.

 

Tác giả: Lê Duy Thắng – Phòng Khoa học và HTQT.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây